Nguyễn Hữu Cương sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Nguyễn Hữu Cương

Trả lời:

Nguyễn Hữu Cương sinh năm 1855.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cương:

Ông là một nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tích cực chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.


Quân Pháp đánh vào Bắc kì lần thứ nhất năm 1873 triều đình Huế ký hòa ước với Pháp, cha ông là Nguyễn Mậu Kiến phản kháng lệnh bãi binh của Tự Đức bị tước hết chức tước, phẩm hàm sung làm kính ở quân thứ Thái Nguyên, Tuyên Quang. Sau Nguyễn Mậu Kiến về Sơn Phòng, Hưng Hóa cùng Hoàng Tá Viêm và các văn thân sĩ phu phe chủ chiến chuẩn bị đánh Pháp. Nguyễn Hữu Cương cùng Nguyễn Hữu Bản được cha cho lên quân thứ tập dượt việc chinh chiến.
Năm 1879, Nguyễn Mậu Kiến mất do sốt rét ác tính, hai anh em ông trở về Nam Định lại chiêu mộ thêm nghĩa quân chuẩn bị đánh Pháp. Sau ngày thành Hà Nội rơi vào tay giặc (25/4/1882), Nguyễn Hữu Cương cùng em trai của mình là Nguyễn Hữu Bản sang Nam Định cùng đề đốc Lê Văn Điếm và Án sát Hồ Bá Ôn giữ thành Nam Định. Nguyễn Hữu Bản hi sinh anh dũng tại cửa Đông ngày 27/7/1883. Nguyễn Hữu Cương đã lui về quê cùng em của mình là Nguyễn Hữu Phu và các cháu là Nguyễn Công Úc, Nguyễn Năng Thế xây dựng nhiều cứ điểm ở Kiến Xương. Khi Ưng Lịch lên ngôi đặt niên hiệu là Hàm Nghi, Nguyễn Hữu Cương được vua Hàm Nghi tiếp và nghe ông trình bày kế hoạch chống Pháp. Vua Hàm Nghi và TônThất thuyết giao cho Nguyễn Hữu Cương ra bắc chiêu tập quân sĩ mạnh giỏi, huấn luyện đưa vào Huế bảo vệ kinh thành. Ông phụng lệnh ra bắc, tới Quảng Bình thì được tin kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.
Nguyễn Hữu Cương có mối liên hệ chặt chẽ với trường Đông Kinh nghĩa thục ngoài Hà Nội. Tháng 3 năm 1907, ông đã tập hợp nhiều nhân sĩ tiến bộ ở Thái Bình vận động thành lập Đông Kinh nghĩa thục ở Thái Bình.

Năm 1908, ở Trung kì có phong trào chống thuế rộng lớn thì tại Thái Bình, Nguyễn Hữu Cương cũng đi vận động, diễn thuyết ở những nơi công cộng trong tỉnh kêu goi mọi người chống thuế. Không những thế ông còn đứng đơn khiếu nại đòi giảm thuế cho người dân.
Cũng trong năm 1908, Nguyễn Hữu Cương cùng Lê Đại, Vũ Hoàng (Bảy Quang). Tư Quyền (Huần Quyền), Dương Bá Trác, Hoàng Tăng Bí (Bảng Bí)...liên lạc với lính làm bếp trong quân đội Pháp lập mưu đầu độc binh lính, sĩ quan Pháp ở Hà Nội, liên lạc với nghĩa quân Yên Thế đem quân về đánh Hà Nội. Kết quả làm 200 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp bị đầu độc. Thực dân Pháp đã đàm áp đẫm máu lực lượng tham gia bạo động, lùng bắt các lãnh tụ phong trào. Giặc Pháp không đủ chứng cứ nên không bắt được ông.
Nguyễn Hữu Cương ở trong nước vẫn liên lạc với Nguyễn Thiện Thuật, Phan Bội Châu để bàn kế hoạch cứu nước, cứu dân. Nhà cầm quyền Pháp đã bắt Nguyễn Hữu Cương đem xuống Hải Phòng, đưa xuống tàu đầy biệt xứ vào Cần Thơ. Ngày 12/5/1912 Nguyễn Hữu Cương mất ở Cần Thơ.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Nguyễn Hữu Cương:

Nguyễn Hữu Cương (1855 - 1912)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tích cực chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->