Nguyễn Hữu An mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Nguyễn Hữu An
Trả lời:
Nguyễn Hữu An mất năm 1995.
Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Hữu An:
Nguyễn Hữu An là một tướng lĩnh quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông tham gia Kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến chống Mỹ và Chiến tranh biên giới Tây Nam. Ông là người trực tiếp chỉ huy trận đánh đồi A1 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1965, Nguyễn Hữu An lúc đó mang quân hàm thượng tá, tham mưu phó mặt trận B3 là người chỉ huy trực tiếp trận đọ sức với quân viễn chinh Mỹ tại thung lũng Ia-Drang năm 1965.
Nguyễn Hữu An tham gia và trưởng thành trong quân đội từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy các trận đánh ở đèo Bông Lau, Lũng Phầy năm 1949, trong chiến dịch biên giới năm 1950, ông là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 251 chủ công của trung đoàn 174 (trung đoàn Cao Bắc Lạng) tấn công và tiêu diệt đồn Đông Khê, mở đầu thắng lợi cho chiến dịch.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 174, thuộc đại đoàn 316, ba lần tấn công đồi A1 và sáng 7 tháng 5 năm 1954 trung đoàn 174 dưới sự chỉ huy của ông đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm A1, mở đường đánh vào cánh đồng Mường Thanh, kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong trận này chính Nguyễn Hữu An là người chủ mưu cho kích nổ khối bộc phá 1000 kg làm tan nát đồi A1.
Năm 1964 trên cương vị Sư đoàn trưởng, ông dẫn Sư đoàn 325 vào miền Nam chiến đấu. Vào đến Tây Nguyên, do khó khăn về bảo đảm hậu cần và tình hình thay đổi, sư đoàn 325 phân tán; hai trung đoàn xuống khu 5, chỉ còn trung đoàn 101 ở lại mặt trận Tây Nguyên (mang mã hiệu chiến trường B3), ông làm Phó Tư lệnh B3. Ông đã trực tiếp chỉ đạo và chỉ huy trung đoàn 101 diệt gọn tiểu đoàn biệt động "Cọp đen", rồi lại đánh thiệt hại nặng trung đoàn 44 chủ lực quân lực Việt Nam Cộng hòa, diệt trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn này.
Năm 1965 Thượng tá Nguyễn Hữu An là tham mưu phó mặt trận B3 và tại đây, tháng 11 năm 1965, ông đã trực tiếp chỉ huy Trận Ia Đrăng, trận đánh nổi tiếng ở thung lũng Ia Đrăng đã tiêu diệt hoàn toàn 1 tiểu đoàn và làm thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ.
Năm 1971, ông là tư lệnh sư đoàn 308 tham gia chiến đấu và góp phần cùng các đơn vị khác trong chiến thắng ở mặt trận đường 9-Nam Lào.
Năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An là tư lệnh quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang). Quân đoàn 2 dưới sự chỉ huy của ông đã lần lượt giải phóng tỉnh Quảng Trị, thành phố Huế; và cùng với các lực lượng vũ trang quân khu 5, trong 3 ngày đêm đã đánh bại gần 10 vạn lính chủ lực cơ động của quân đội Việt Nam Cộng hòa tại căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, sau đó ông đã chỉ huy toàn bộ quân đoàn hành quân gần 1000 km để tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, sau khi tiêu diệt tuyến phòng thủ từ xa của quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Phan Rang chỉ trong vòng 24 giờ. Trong trận quyết chiến cuối cùng giải phóng Sài Gòn, Quân đoàn 2 do Nguyễn Hữu An chỉ huy là một trong 5 cánh quân đã nhanh chóng cắm lá cờ đỏ lên nóc dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ông mất ngày 9 tháng 04 năm 1995 tại Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm chi tiết về Nguyễn Hữu An:
Nguyễn Hữu An (1926 - 1995)
- 2 thg 12, 2
- 222
Nguyễn Hữu An là một tướng lĩnh quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông tham gia Kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến chống Mỹ và Chiến tranh biên giới Tây Nam. Ông là người trực tiếp chỉ huy trận đánh đồi A1 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1965, Nguyễn Hữu An lúc đó mang quân hàm thượng tá, tham mưu phó mặt trận B3 là người chỉ huy trực tiếp trận đọ sức với quân viễn chinh Mỹ tại thung lũng Ia-Drang năm 1965.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống