Ngô Thì Nhậm mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Ngô Thì Nhậm
Trả lời:
Ngô Thì Nhậm mất năm 1803.
Thân thế và sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm:
Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.
Từ nhỏ, Ngô Thì Nhậm đã sống dưới thời vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông được Tĩnh đô vương Trịnh Sâm nhận xét là “Tài học không ở dưới người”. Ông được Trịnh Sâm cất nhắc làm Hiếu sát phó sứ Hải Dương, rồi thăng chức cho ông lần lượt lên Hộ hoa cấp sự trung, Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc kiêm Đốc đồng Thái Nguyên, Đông các hiệu thư… Khi Trịnh Khải tiếm ngôi vương của Trịnh Sâm, Ngô Thì Nhậm chán ngán thế sự, bèn bỏ quan đi ngao du.
Năm 1788, ông ra làm quan cho Nhà Tây Sơn. Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.
Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.
Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học. Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803. Nhưng do trước đó có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên cho người tẩm thuốc vào roi. Sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm chết.
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm chi tiết về Ngô Thì Nhậm:
Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803)
- 2 thg 12, 2
- 120
Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống