Ngô Đình Nhu mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Ngô Đình Nhu
Trả lời:
Ngô Đình Nhu mất năm 1963.
Thân thế và sự nghiệp của Ngô Đình Nhu:
Ông nổi tiếng vì danh nghĩa là vị cố vấn chính trị quan trọng cho anh trai ông là Tổng thống Ngô Đình Diệm trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, tuy nhiên thì hầu hết các tài liệu lịch sử đều nhận định ông mới thực sự là người đề ra mọi chủ trương, chính sách của nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Ông là Tổng bí thư Đảng Cần lao Nhân vị, cũng là người đề xướng Thuyết Nhân vị của Đảng này. Trước khi tham gia chính trường, ông được đánh giá là một nhà lưu trữ có chuyên môn tốt và từng làm việc ở Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (từ năm 1938), ông giữ các vai trò là Chủ tọa Hội đồng Cứu nguy Châu bản và Cố vấn Kỹ thuật (1942-1944), Phó giám đốc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1945), và từng là Giám đốc Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc ở Hà Nội (từ tháng 8 năm 1945).
Tháng 6-1954, trước khi Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, Ngô Đình Diệm được Bảo Đại chỉ định về Sài Gòn làm Thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1954, Đảng Cần lao Nhân vị chính thức thành lập với nòng cốt là các tổ chức, lực lượng chính trị Công giáo được thành lập từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, như: Liên đoàn Công giáo, Thanh niên Công giáo, Xã hội Công giáo,… Thành phần của đảng này chủ yếu là chức sắc và tín đồ Công giáo trong số dân di cư và công chức cùng sĩ quan trung cao cấp trong quân đội, với số lượng đảng viên lên tới 70 ngàn người. Ban Chấp hành Trung ương có các ủy viên: Trần Trung Dung, Nguyễn Tăng Nguyên, Lý Trung Dung, Hà Đức Minh, Trần Quốc Bửu, Võ Như Nguyện, Lê Văn Đông do Ngô Đình Nhu làm Tổng bí thư. Cương lĩnh và tuyên ngôn của Đảng Cần lao cho thấy rõ vai trò của nó cũng như của Ngô Đình Nhu đối với chính quyền Việt Nam cộng hòa. Dưới sự giúp đỡ của người Mỹ, Đảng Cần lao Nhân vị phát triển nhanh chóng, thâm nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh và trở thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ.
Năm 1955, sau khi giải quyết xong những "rào cản" là các phe phái đối lập ở chính trường miền Nam, trợ thủ cho Ngô Đình Diệm thực hiện phế truất Bảo Đại, Ngô Đình Nhu chỉ đạo thành lập thêm tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia do Trần Chánh Thành làm chủ tịch.
Ngoài ra từ năm 1958, Ngô Đình Nhu bắt đầu tổ chức vận chuyển thuốc phiện từ Lào về Sài Gòn để tiêu thụ một phần tại đây, phần còn lại được vận chuyển sang Marseille, Pháp. Bonaventure Francisci (người thuộc băng đảng Marseille – một tập đoàn tội phạm quốc tế) và Ngô Đình Nhu đã hình thành một cơ chế làm ăn rất chặt chẽ. Francisci vận chuyển thuốc phiện đến Sài Gòn cho các ổ hút của Nhu bằng các máy bay của mình. Các máy bay này nằm dưới cái lốt là Hãng Hàng không Thương mại Lào. Dựa vào quyền lực của mình trong chính phủ Sài Gòn, Ngô Đình Nhu đảm bảo cho các máy bay chở đầy thuốc phiện này không bị ai kiểm tra phiền toái trong cuộc hành trình.
Trong năm 1961-1962, Ngô Đình Nhu còn huy động Đội vận tải số 1 của riêng mình đi vận chuyển thuốc phiện. Đội bay này của Ngô Đình Nhu vốn chuyên dùng cho việc hoạt động tình báo trên không. Ngoài việc tổ chức vận chuyển thuốc phiện về Sài Gòn cho các con nghiện hút, Nhu cũng khuyến khích việc biến Sài Gòn thành một điểm trung chuyển thuốc phiện từ Lào sang Marseille. Thuốc phiện từ Lào qua Sài Gòn sang Marseille sẽ được chế biến thành bạch phiến chất lượng cao để bán cho các trùm ma túy ở Mỹ.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh đã thực hiện cuộc đảo chính quân sự lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Nhu và người anh phải chạy trốn vào nhà thờ Cha Tam. Ngày 2 tháng 11 năm 1963, Hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đại úy Nguyễn Văn Nhung giết bằng lưỡi lê và súng lục trong chiếc xe bọc thép M-113, theo lệnh của tướng Dương Văn Minh khi chiếc xe đang trên đường tới Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Thi thể Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị hành hung trước khi bị bắn. Còn thi thể Ngô Đình Nhu thì bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm chi tiết về Ngô Đình Nhu:
Ngô Đình Nhu (1910 - 1963)
- 29 thg 11, 2022
- 0
Ông nổi tiếng vì danh nghĩa là vị cố vấn chính trị quan trọng cho anh trai ông là Tổng thống Ngô Đình Diệm trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, tuy nhiên thì hầu hết các tài liệu lịch sử đều nhận định ông mới thực sự là người đề ra mọi chủ trương, chính sách của nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Ông là Tổng bí thư Đảng Cần lao Nhân vị, cũng là người đề xướng Thuyết Nhân vị của Đảng này. Trước khi tham gia chính trường, ông được đánh giá là một nhà lưu trữ có chuyên môn tốt và từng làm việc ở Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (từ năm 1938), ông giữ các vai trò là Chủ tọa Hội đồng Cứu nguy Châu bản và Cố vấn Kỹ thuật (1942-1944), Phó giám đốc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1945), và từng là Giám đốc Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc ở Hà Nội (từ tháng 8 năm 1945).
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống