Mạc Đĩnh Chi mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Mạc Đĩnh Chi
Trả lời:
Mạc Đĩnh Chi mất năm 1346.
Thân thế và sự nghiệp của Mạc Đĩnh Chi:
Mạc Đĩnh Chi tên tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Năm 1304, ông đỗ Trạng nguyên. Vua thấy tướng mạo xấu có ý chê, ông dâng bài phú "Ngọc tỉnh liên" (sen giếng ngọc) khiến Vua khâm phục, bổ chức Nội thư gia. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.
Mạc Đĩnh Chi làm quan trải ba triều Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông được thăng tới chức Thượng thư Tả bộc xạ, Ðại liêu ban. Ông từng đi sứ Trung quốc 2 lần, được các danh sĩ nước ngoài khen ngợi, khâm phục. Ông từng được vua Nguyên phong "Lưỡng quốc Trạng nguyên".
Khi làm quan thì ông nổi tiếng là trung thực và thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước, thường ngày ông vẫn ra ngồi nơi quán lá uống bát nước vối, chuyện trò thân mật với dân làng, ông sống thanh bạch, giản dị như những người dân quê.
Ông mất năm 1346. Ngày nay để tưởng nhớ công lao của ông, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có đường phố, trường học mang tên Mạc Đĩnh Chi.
Tài liệu tham khảo:
vi.wikipedia.org
www.truyenviet.com
vnthuquan.net
www.thukhoa.com
yeusuviet.wordpress.com
lib.agu.edu.vn
quehuongonline.vn
Xem thêm chi tiết về Mạc Đĩnh Chi:
Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346)
- 2 thg 12, 2
- 140
Mạc Đĩnh Chi tên tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Năm 1304, ông đỗ Trạng nguyên. Vua thấy tướng mạo xấu có ý chê, ông dâng bài phú "Ngọc tỉnh liên" (sen giếng ngọc) khiến Vua khâm phục, bổ chức Nội thư gia. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống