Lý Thái Tông sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Lý Thái Tông

Trả lời:

Lý Thái Tông sinh năm 1000.

Thân thế và sự nghiệp của Lý Thái Tông:

Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).


Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người có trâu ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà người ấy cười mà nói rằng: "Đó là điềm đổi mới thôi, can dự gì đến nhà anh" thì người ấy mới hết lo. Tương truyền rằng sau gáy ông có đến 7 cái nốt ruồi tụ lại như chòm sao thất tinh (Sao Bắc Đẩu).

Năm 13 tuổi (1012), ông được lập làm Đông cung Thái tử. Nǎm 20 tuổi, Phật Mã đã được giao làm nguyên soái, cầm quân vào Nam đánh Chiêm Thành, tiến mãi đến núi Long Tị (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Nǎm 24 tuổi, lại cầm quân đi đánh Phong Châu. Hai nǎm sau, đi đánh Diễn Châu. Nǎm 1027 lại lên phía Bắc, đánh châu Thát Nguyên (nay là huyện Tràng Định, Lạng Sơn). Suốt thời gian ở tuổi thanh niên, Lý Phật Mã đã được rèn luyện trên trường chinh chiến và đã bộc lộ tài nǎng thao lược của mình: đánh đâu thắng đó . Ông đã là võ tướng trước khi là Hoàng đế.

Năm 1028, Lý Thái Tổ mất, chưa tế táng xong, thì các hoàng tử là Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử. Sau khi dẹp xong loạn Tam vương, ngày Kỷ Hợi (tức 1 tháng 4 năm 1028), Lý Phật Mã lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông.

Sau khi trở thành vua Lý Thái Tông, ông vẫn tiếp tục thân chinh ra nhiều mặt trận. Nǎm 33 tuổi, ông đi đánh Châu Định Nguyên, nǎm 35 tuổi đánh Châu ái, nǎm 39 tuổi đánh Nông Tồn Phúc, nǎm 42 tuổi đánh Nùng Trí Cao, nǎm 44 tuổi vào tận phía Nam đánh Chiêm Thành. Mỗi lần đánh trận, là mỗi lần ông ghi thêm những chiến công chói lọi. Trong cuộc sống ông luôn luôn tỏ ra là một con người trẻ trung, có một tấm lòng bao dung, nhân hậu đối với anh em, bạn bè và cả đối phương, ông cũng luôn chú ý đến luật pháp để giữ vững kỷ cương nề nếp.

Ông cho khởi công xây dựng chùa Một Cột vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049.

Tháng 9, ngày Mậu Dần, sức khoẻ của Lý Thái Tông không được tốt. Sang mùa đông, vào tháng 10, ngày mồng một (tức 3 tháng 11 năm 1054), ông băng hà tại điện Trường Xuân, sau 27 năm trị quốc

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lý Thái Tông:

Lý Thái Tông (1000 - 1054)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->