Lê Viết Lượng mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Lê Viết Lượng

Trả lời:

Lê Viết Lượng mất năm 1985.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Viết Lượng:

Ông là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, nguyên Thống đốc (Tổng giám đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An.


Năm 1927 ông đã học hành đỗ đạt và được chính quyền thực dân bổ về làm giáo viên huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Cảm mến người thầy giáo trẻ tuổi mà có nghị lực, viên tri huyện Hương Khê Phạm Văn Dương đã gả con gái yêu của mình là Phạm Thị Trang cho ông.
Lê Viết Lượng đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng, đến năm 1927 ông được kết nạp vào Đảng Tân Việt và chỉ một thời gian ngắn sau đó, ông được cử giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
Cuối năm 1929, chính quyền thực dân chuyển Lê Viết Lượng về Huế, làm giáo viên trường Quốc học Huế. Đến địa bàn làm việc mới, ông tìm cách liên lạc với tổ chức cách mạng tại đó và tích cực hoạt động. Sau khi các tổ chức cộng sản hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930), Lê Viết Lượng được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lê Viết Lượng bị tù đầy tới 15 năm. Đến cuối năm 1930, cơ sở cách mạng bị vỡ, Lê Viết Lượng bị địch bắt cùng với một số dồng chí của mình. Lê Viết Lượng bị kết án khổ sai chung thân. Đến tháng 6- 1931, ông bị đày lên Kon Tum cùng chuyến với các đồng chí Bùi San, Đặng Thái Thuyến…
Tháng 3/1945 ông được ra tù trở về Vinh chỉ đạo chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Năm 1951 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, ông được cử làm Phó Tổng Giám đốc (5/1951). Năm 1952 ông lên làm Tổng Giám đốc thay ông Nguyễn Lương Bằng và giữ cương vị này đến tháng 1 năm 1963 (được thay bởi Tạ Hoàng Cơ).
Ngay từ năm 1952, chỉ một năm sau ngày thành lập ngành, ông đã chỉ đạo thành lập tờ báo chuyên ngành - Tập san Ngân hàng (tiền thân của Tạp chí Ngân hàng thời nay) mà đến nay, 60 năm có ngành, hệ thống báo chí Ngân hàng bao gồm nhiều thế loại khác nhau đã và đang kế thừa và phát triển rộng khắp, theo sát quá trình phát triển lớn mạnh của Ngành.
Năm 1963 ông chuyển sang giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đến năm 1975 ông nghỉ hưu. Ông mất năm 1985.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lê Viết Lượng:

Lê Viết Lượng (1900 - 1985)

  • 3 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, nguyên Thống đốc (Tổng giám đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->