Lê Hồng Phong mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Lê Hồng Phong

Trả lời:

Lê Hồng Phong mất năm 1942.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Hồng Phong:

Lê Hồng Phong là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936. Vợ ông, Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là một yếu nhân của Đảng trong thời kỳ đầu. Lê Hồng Phong sinh ngày 6 tháng 9 năm 1902 trong một gia đình nghèo thuộc xóm Đông Cửa, thôn Đông Thông, tổng Thông Lạng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ cuộc sống ông đã bập bênh nhiều khó khăn. Song thân ông là ông Lê Huy Quán và bà Phạm Thị Sau


Mồ côi cha từ nhỏ, tuy nhiên nhờ sự tảo tần của người mẹ, ông vẫn được cho theo học chữ Hán tại làng, được thầy học cải tên thành Lê Văn Duyện. Sau đó, ông được cho học tiếp thêm khoảng 2 năm tiếng Pháp. Vì gia cảnh quá ngặt nghèo, năm 16 tuổi, ông đổi tên thành Lê Huy Doãn và xin đi làm công cho một hãng buôn ở Vinh để có thêm tiền sinh kế cho gia đình. Một thời gian sau, ông chuyển sang làm công nhân nhà máy diêm Bến Thủy và bị đuổi việc vì đã vận động công nhân đấu tranh đòi quyền lợi với giới chủ bóc lột. Từ đó, ông bước vào con đường làm một nhà cách mạng chuyên nghiệp.

Tháng 4-1924, cùng Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Năm 1925 , Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc phụ trách. Sau đó, theo sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc , Lê Hồng Phong được vào học trường võ bị Hoàng Phố, rồi sang Liên Xô học trường đại học Phương Đông. Cống hiến lớn nhất của Lê Hồng Phong là đã góp phần quan trọng phục hồi và thúc đẩy hoạt động của Đảng khi cách mạng gặp bước thoái trào.

Ngày 6-6-1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của Đảng bị nhà cầm quyền Anh bắt giam trái phép ở Hương Cảng. Đảng ta đứng trước những nguy cơ lớn. Trước tình hình đó, cuối năm 1931, sau khi tốt nghiệp trường đại học Phương Đông, Lê Hồng Phong đã tìm đường về nước với nhiệm vụ nặng nề : chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các tổ chức Đảng, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên. Đến với vùng gần biên giới Việt - Trung, đồng chí đã chắp nối liên lạc với các đồng chí trung kiên của Đảng như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi v.v…tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng.

Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, ông được bầu làm Tổng Bí thư. Tháng 7 tháng 1935, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ra dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Đại hội công nhận Đảng là Chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản và bầu ông làm Ủy viên Ban Chấp hành của Quốc tế Cộng sản.

Ngày 22 tháng 6 năm 1939, ông bị quân Pháp bắt lần thứ nhất ở Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù. Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Côn Đảo.Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh lần thứ 41.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lê Hồng Phong:

Lê Hồng Phong (1902 - 1942)

  • 2 thg 12, 2
  • 115

Lê Hồng Phong là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936. Vợ ông, Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là một yếu nhân của Đảng trong thời kỳ đầu. Lê Hồng Phong sinh ngày 6 tháng 9 năm 1902 trong một gia đình nghèo thuộc xóm Đông Cửa, thôn Đông Thông, tổng Thông Lạng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ cuộc sống ông đã bập bênh nhiều khó khăn. Song thân ông là ông Lê Huy Quán và bà Phạm Thị Sau

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->