Lê Giản sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Lê Giản

Trả lời:

Lê Giản sinh năm 1911.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Giản:

Ông là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông là người đứng đầu ngành Công an Việt Nam từ năm 1946 cho đến năm 1952, tương đương với Bộ trưởng Bộ Công an ngày nay. Ngoài ra, ông còn từng giữ các chức vụ Vụ trưởng Vụ Trị an hành chính, Bộ Công an (1955 – 1958), Thẩm phán rồi Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (1958 – 1979). Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 2011 vì những đóng góp của mình đối với đất nước.


Tháng 6 năm 1930, sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được Tô Chấn bố trí vào Sài Gòn cùng với Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu. Bấy giờ chính quyền thực dân tại Nam Kỳ thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng, ông bị mất liên lạc với tổ chức nên tham gia hoạt động cho Việt Nam Quốc dân Đảng một thời gian trước khi tổ chức này bị chia rẽ và tan rã.
Năm 1931, ông xin vào làm cho một chủ tàu biển chạy tuyến Sài Gòn – Hải Phòng – Hongkong – Singapore với ý định trốn đi Pháp, đi Liên Xô hoạt động. Tuy nhiên khi vào đến Hải Phòng thì ông bị chỉ điểm nên bị thực dân Pháp bắt giam. Tuy nhiên sau thời gian dài thẩm tra, do không có chứng cứ buộc tội nên ông được thả tự do.
Tuy nhiên, đến đầu năm 1940, do cơ sở bị lộ, ông được lệnh phải di chuyển khỏi Hải Phòng trong vòng 24 giờ. Nhưng do mất liên lạc, ông chưa kịp đào thoát thì bị chính quyền thực dân bắt giam. Ông bị kết án và bị đi lưu đày ở các nhà tù Bắc Mê Hà Giang (tháng 6 năm 1940), Sơn La (tháng 11 năm 1940) và sau đó bị đưa sang lưu đày ở Madagascar vào tháng 5 năm 1941. Tàu đến Madagascar vào tháng 7 năm 1941. Cùng bị lưu đày tại Madagascar với ông có các ông Hoàng Đình Rong, Phan Bôi, Vũ Văn Địch, Nguyễn Thế Truyền. Theo hồi ký của Lê Giản, tổng cộng trước sau có 27 người Việt Nam bị lưu đày tại đây, gồm cả Hộ pháp Cao Đài Phạm Công Tắc.
Tháng 11 năm 1942, quân đội Anh chiếm lại được Madagascar từ tay chính quyền Vichy và trả tự do cho nhóm lưu đày. Ông cùng các đồng chí của mình tuyên bố nguyện vọng được tham gia chống phát xít cùng với quân Đồng Minh. Cơ quan tình báo Anh SOE tuyển mộ ông cùng 6 đồng chí nữa vào Lực lượng 136 (Force 136) và đưa sang Calcutta (Ấn Độ) huấn luyện về truyền tin, chuẩn bị tung về hoạt động ở Đông Dương, bấy giờ đang do quân Nhật kiểm soát. Ngoài Lê Giản, 6 người còn lại là Hoàng Đình Rong, Đoàn Ngọc Rê, Phan Bôi, Vũ Văn Địch, Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Văn phòng.
Sau một thời gian huấn luyện, nhóm 7 người lần lượt được quân Đồng Minh thả dù vào Đông Dương thành nhiều đợt. Ông và Hoàng Đình Giong là toán đầu tiên được đưa nhảy dù vào Cao Bằng ngày 25 tháng 10 năm 1944. Toán thứ 2 gồm Phan Bôi và Đoàn Ngọc Rê, cũng đáp xuống Cao Bằng cuối tháng 11 năm 1944. Toán cuối cùng gồm Nguyễn Văn phòng, Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Văn Địch được thả vào gần Hà Nội vào tháng 5 năm 1945.
Tháng 5 năm 1958, ông được phân công làm Thẩm phán, Ủy viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tháng 9 năm 1960, ông được bổ nhiệm là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ông công tác trên cương vị này đến tháng 6 năm 1979 mới nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu năm 1979, ông sống cùng gia đình tại thành phố Hà Nội. Trong những năm cuối đời, ông viết nhiều bài báo và tham luận góp ý kiến với lãnh đạo nhà nước về các vấn đề chính trị, về dân chủ. Ông còn được suy cử làm Trưởng ban danh dự Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đầu tiên.
Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lê Giản:

Lê Giản (1911 - 2003)

  • 3 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông là người đứng đầu ngành Công an Việt Nam từ năm 1946 cho đến năm 1952, tương đương với Bộ trưởng Bộ Công an ngày nay. Ngoài ra, ông còn từng giữ các chức vụ Vụ trưởng Vụ Trị an hành chính, Bộ Công an (1955 – 1958), Thẩm phán rồi Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (1958 – 1979). Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 2011 vì những đóng góp của mình đối với đất nước.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->