Lê Công Hành sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Lê Công Hành

Trả lời:

Lê Công Hành sinh năm 1606.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Công Hành:

Lê Công Hành sống ở cuối đời Trần, đầu đời Lê (khoảng thế kỷ 14), sinh ngày 18 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1606), tên thật là Bùi Công Hành tại xã Quất Động, tổng Bình Lăng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ (nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội). Cuối đời Trần, ông lên đường dự thi vừa lúc quân Minh sang xâm lược nên khoa thi bị hủy. Ông ẩn náu trong rừng rồi theo Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Cuộc bình Ngô thành công, ông được Lê Thái Tổ trọng dụng.


Đến đời Lê Thái Tông (1423-1442), Bùi Công Hành dẫn đầu đoàn sứ bộ đi sứ. Vua nhà Minh muốn thử trí thông minh của sứ thần nước Việt bèn cho dựng một lầu cao chót vót rồi mời ông lên chơi. Khi ông đã lên lầu, chúng bèn rút thang. Không còn lối xuống nữa, Bùi Công Hành đành ở trên lầu một mình. Đưa mắt nhìn quanh, ông chỉ thấy hai pho tượng sơn son thiếp vàng, một chum nước cùng hai cái lọng cắm trước bàn thờ. Ngoài cửa lầu treo một bức nghi môn thêu nổi ba chữ: "Phật tại tâm".

Lê Công Hành nổi tiếng thông minh từ lúc còn nhỏ, đỗ tiến sĩ vào thời vua Lê Chân Tông. Năm 1646, Lê Công Hành được cử đi sứ Trung Quốc. Do phật ý vua quan Trung Quốc, họ nhốt ông trên một lầu cao, rút thang đi, không cho ai lai vãng, cũng không cho ông ăn uống. Trên lầu có pho tượng Phật, ông nhanh trí bẻ tượng ra ăn nên suốt mấy ngày không bị đói. Trên lầu cao ông tỉ mỉ lấy tấm nghi môn xuống tháo ra rồi đan lại. Ông cẩn thận xem và nhớ kỹ cách thêu thùa. Sau đó ông quan sát mấy chiếc lọng thờ, cũng tháo ra chắp vào, xem xét vải sơn vải lợp, cùng cách lắp cán, lắp chân. Nhờ vậy ông hiểu được cách làm lọng, kỹ thuật thêu của Trung Quốc. Sau đó, vị sứ thần mạnh bạo dùng cái lọng làm dù nhảy xuống đất an toàn. Trước cách ứng xử thông minh ấy, vua nhà Minh rất khâm phục.

Khi về nước, dù làm quan trong triều, ông vẫn tranh thủ dạy dân làng trong vùng cách làm lọng và hàng thêu. Vua Lê phong ông làm Kim Tử Vinh Lộc đại phu, sung chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương Hầu và cho theo họ vua, đổi thành Lê Công Hành. Khi mất, ông được truy phong Thượng thư Thái bảo Lương Quận công.

Lê Công Hành được các triều Lê và Nguyễn sau này phong 9 đạo sắc. Đạo sắc sớm nhất còn giữ được là của vua Lê Thần Tông (1619-1662), gia phong năm 1637. Đạo sắc này và các đạo sắc khác còn lưu ở đình làng Đào Xá (Xã Thắng Lợi, cùng huyện).

Ông mất ngày 12 tháng 6 năm Tân Sửu (1661), thọ 56 tuổi. Ngày giỗ hàng năm ông tổ nghề thêu nay vẫn là ngày 12 tháng 6 âm lịch. Đây cũng là ngày giỗ tổ nghề của những làng sinh sống bằng nghề thêu.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lê Công Hành:

Lê Công Hành (1606 - 1661)

  • 8 thg 11, 2014
  • 110

Lê Công Hành sống ở cuối đời Trần, đầu đời Lê (khoảng thế kỷ 14), sinh ngày 18 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1606), tên thật là Bùi Công Hành tại xã Quất Động, tổng Bình Lăng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ (nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội). Cuối đời Trần, ông lên đường dự thi vừa lúc quân Minh sang xâm lược nên khoa thi bị hủy. Ông ẩn náu trong rừng rồi theo Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Cuộc bình Ngô thành công, ông được Lê Thái Tổ trọng dụng.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->