Ksor Ní sinh năm bao nhiêu?
Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Ksor Ní
Trả lời:
Ksor Ní sinh năm 1924.
Thân thế và sự nghiệp của Ksor Ní:
Ông là nhà cách mạng Việt Nam, từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Năm 1941, ông đến Bình Định để theo học trường Thành chung Võ Tánh ở Quy Nhơn. Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, trường Võ Tánh chuyển sang học tiếng Việt thay cho tiếng Pháp.
Đầu tháng 4 năm 1945, trên đường từ Quy Nhơn về Cheo Reo, ông dừng lại ở Pleiku để thăm Nay Phin, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pleiku. Đến tháng 6, ông gặp gỡ Rơ Chăm Thép (Ama Quang) mới trở về từ Trường Canh nông (Tuyên Quang) và được Rơ Chăm Thép giới thiệu về Mặt trận Việt Minh. Cảm thấy mới mẻ, ông quyết định ở lại và tham gia phong trào thanh niên, học sinh, viên chức ở Pleiku.
Tháng 8 năm 1945, sau khi đón đại diện Việt Minh về tiếp nhận chính quyền ở Pleiku, Ksor Ní và Nay Phin về quê tổ chức khởi nghĩa, giải phóng huyện lỵ Cheo Reo. Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Cheo Reo thành lập do Nay Phin làm Chủ tịch, năm ủy viên là Rơ Chăm Thép, Rơ Chăm Briu, Ksor Ní, Siu Deo, Siu Sinh với cố vấn là Nay Der. Ksor Ní là Ủy viên phụ trách tài chính (Trưởng phòng Tài chính).
Tháng 3 năm 1946, Ksor Ní trở về Pleiku tham dự Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (còn gọi là Đại hội đoàn kết nhân dân các dân tộc Tây Kỳ chống Pháp). Vào ngày tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết một bức thư gửi Đại hội. Xúc động trước nội dung bức thư, Ksor Ní đã viết một bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 4 năm 1946, ông được bầu vào Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai.
Tháng 2 năm 1947, Ksor Ní là Tổ trưởng Đảng (gồm ba người) thuộc Chi bộ cơ quan Ban vận động quốc dân thiểu số tỉnh Đắk Lắk (đóng ở Phú Yên). Tháng 6 năm 1949, ông được điều về Gia Lai làm Ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh Gia Lai, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Lai.
Tháng 7 năm 1954, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng đoàn Ban Liên hiệp quân sự đình chiến đóng tại Quy Nhơn (Bình Định). Sau khi công tác đình chiến chấm dứt, tháng 3 năm 1955, ông cùng gia đình tập kết ra miền Bắc, công tác tại Ủy ban Liên hiệp Đình chiến Trung ương.
Ngày 29 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ ra quyết định nhập hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Gia Lai – Kon Tum được thành lập thay thế Ủy ban Quân quản, do ông Ksor Ní làm Chủ tịch, Phan Quyết, Ksor Krơn, Ngô Thành là Phó Chủ tịch. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Gia Lai – Kon Tum được thành lập do Trần Kiên làm Bí thư, Võ Trung Thành làm Phó Bí thư thường trực, Phan Phụ và Ksor Ní làm Phó Bí thư. Đến tháng 11, khi Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai – Kon Tum được tổ chức, ông thôi chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, vẫn làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đầu năm 1977, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Trong thời gian làm Chủ tịch tỉnh, ông đã tham gia chỉ đạo các trận chiến chống lại quân Khmer Đỏ tấn công Đức Cơ (1978), cũng như truy quét FULRO trong mười năm liên tiếp. Tháng 7 năm 1981, ông thôi chức vụ Chủ tịch tỉnh, làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Kế hoạch Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum. Từ năm 1983 đến 1988, ông làm Trưởng Ban Kinh tế - Kế hoạch Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum.
Tháng 12 năm 1988, ông nghỉ công tác, đến tháng 1 năm 1990 thì chính thức nghỉ hưu. Ông mất ngày 15 tháng 2 năm 2019, thọ 95 tuổi.
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm chi tiết về Ksor Ní:
Ksor Ní (1924 - 2019)
- 3 thg 12, 2022
- 0
Ông là nhà cách mạng Việt Nam, từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống