Hoàng Vân mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Hoàng Vân

Trả lời:

Hoàng Vân mất năm 2018.

Thân thế và sự nghiệp của Hoàng Vân:

Ông là một nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, ông có một sự nghiệp sáng tác phong phú với thành công trên rất nhiều thể loại. Là người có nhiều sáng tác nhất về các ngành nghề kinh tế và sáng tác về các địa phương trở thành bài truyền thống, ông nổi tiếng với rộng rãi quần chúng với hàng loạt ca khúc như "Bài ca xây dựng", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò",... Ngoài ra, trong kho tàng đồ sộ của ông (khoảng 650 tác phẩm đã xác định), ông đã để lại 4 bản giao hưởng (trong đó "Thành đồng tổ quốc" là bản thơ giao hưởng đầu tiên của Việt Nam - 1960), một bản nhạc vũ kịch "Chị Sứ", một trong những vở ballet đầu tiên của Việt Nam (1968), 4 tác phẩm viết cho đại hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng "Hồi tưởng", "Việt Nam muôn năm", "Vượt núi", "Điện Biên Phủ", hàng chục tác phẩm cho nhạc thính phòng, nhạc phim, kịch, múa rối, hợp xướng thiếu nhi...


Ông sinh ngày 24/7/1930 tại Hà Nội trong gia đình Nho học ở phố Hàng Thùng, có cha và ông nội đều là nhà nho. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I) Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó, ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn và sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312.
Sau 1954, ông được cử đi tu nghiệp tại Học viện Âm nhạc Trung ương, Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi về nước, ông chỉ huy dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật cho đến 1970, đồng thời tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1989. Từ 1963-1989, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, là trưởng ban sáng tác thanh nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996. Năm 1975, ông đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria.
Hoàng Vân vẫn tự hào là ít có người sống trong phố cổ Hà Nội từ lúc sinh ra đến năm hơn 80 tuổi như ông. Hoàng Vân có sở thích viết thư pháp, chơi đồ cổ và đọc sách. Hai người con của ông là nhạc trưởng Lê Phi Phi và Tiến sĩ - nhà nghiên cứu âm nhạc Lê Y Linh đều thành danh.
Hoàng Vân qua đời vào sáng 4/2/2018. Trước đó, ông bị bệnh viêm phổi và một số bệnh tuổi già.
Nhạc sĩ Hoàng Vân có rất nhiều ca khúc rất phong phú, đa dạng cả về nội dung, đề tài, thể loại và mang giá trị nghệ thuật cao.
Sự nghiệp sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ những năm 1950, ông đã có nhiều ca khúc được biết đến và tới năm 1954 thì tên tuổi của ông mới thực sự được nhắc tới nhiều với bài hát Hò kéo pháo.

Những năm 1960, sau thời gian tu nghiệp âm nhạc ở nước ngoài, sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông bắt đầu nở rộ với nhiều ca khúc được công chúng đón nhận như: Tôi là người thợ lò, Nhớ (thơ Nguyễn Đình Thi)... Những chuyến đi thực tế chính là cảm hứng giúp ông cho ra đời các ca khúc: Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Quảng Bình quê ta ơi, Người chiến sĩ ấy, Chào anh giải phóng quân, Bài ca xây dựng...

Nhạc sĩ Hoàng Vân còn viết nhiều tác phẩm cho khí nhạc ở nhiều thể loại khác nhau như Fuga, Rhapsodie, tổ khúc, giao hưởng thơ, hoặc các tác phẩm thanh nhạc có cấu trúc lớn như Đại hợp xướng Điện Biên Phủ, Hồi tưởng... Ngoài ra, ông viết nhạc cho rất nhiều phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình, kịch nói... và còn là một nhạc sĩ của thiếu nhi với nhiều ca khúc hay.

Trong suốt cuộc đời của mình, nhạc sĩ Hoàng Vân đã cho ra đời và để lại "kho gia tài" quý báu là những tác phẩm âm nhạc xuyên thời gian.
Nhạc sĩ Hoàng Vân tên thật là Lê Văn Ngọ. Ông sinh ngày 24/7/1930 tại Hà Nội. Trên trang cá nhân, nhạc trưởng Lê Phi Phi đã chia sẻ thông tin bố mình – nhạc sĩ Hoàng Vân đã qua đời. Ông hưởng thọ 88 tuổi.

Sự nghiệp sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân đến nay "ghi đậm" dấu ấn trong lòng khán giả như: "Hò kéo pháo", "Tôi là người thợ lò", "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Quảng Bình quê ta ơi", "Người chiến sĩ ấy”, "Bài ca xây dựng", "Tình yêu của đất và nước", "Hát về cây lúa hôm nay", "Bài ca tình bạn", "Tình ca Tây Nguyên"...

Ngoài ra ông còn viết các ca khúc thiếu nhi như: "Ca ngợi Tổ quốc", "Mùa hoa phượng nở", "Em yêu trường em", "Con chim vành khuyên", "Bảy sắc cầu vồng", "Đường lên đỉnh Olympia"…

Bên cạnh đó, nhạc sĩ Hoàng Vân còn viết nhiều tác phẩm cho khí nhạc ở nhiều thể loại khác nhau như Fuga, Rhapsodie, tổ khúc, giao hưởng thơ, hoặc các tác phẩm thanh nhạc có cấu trúc lớn như Đại hợp xướng Điện Biên Phủ, Hồi tưởng...
Là một trong những cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam, tên tuổi của nhạc sĩ Hoàng Vân đã gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ cứu quốc với những ca khúc nổi tiếng như: “Hò kéo pháo”, “Quảng Bình quê ta ơi”… Mới đây, thông tin nhạc sĩ Hoàng Vân bị viêm phổi và đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã khiến nhiều người lo lắng.
Bí mật về bút danh Y-Na

Hơn 80 năm qua, nhạc sĩ Hoàng Vân sống trong ngôi nhà trăm năm tuổi trên phố Hàng Thùng - nơi ông vẫn tự hào là hiếm có ai sống trong phố cổ Hà Nội lâu đến thế. Khi còn khỏe mạnh, hàng ngày ông thường đi dạo bằng xích lô để tìm cảm hứng sáng tác.

Có lần, tác giả “Hò kéo pháo” tâm sự: “Một tháng tôi chi không biết bao nhiêu tiền cho xích lô. Sống lâu ở Hà Nội, sao tôi vẫn thấy nơi này đẹp quá, lạ quá. Cứ một thời gian ngắn lại có thêm khu phố mới, con đường mới. Tôi vừa ngồi xe vừa đọc truyện, sáng tác… thú vị lắm”. Nói rồi, ông cười khà khà, khoe thêm sở thích viết thư pháp, chơi đồ cổ và đọc sách. Đặc biệt, trên gác hai của ngôi nhà số 14 Hàng Thùng ấy, bóng dáng người vợ Hà thành dịu dàng, đôn hậu của nhạc sĩ Hoàng Vân luôn khiến bất cứ ai đến thăm đều dễ xao lòng.

Ông kể, đó là người đã mang đến bút danh Y-Na cho ông. Thời từ chiến khu trở về, chàng lính trẻ thầm thương trộm nhớ một thiếu nữ “lá ngọc cành vàng” có tên Ngọc Anh. Ngày ấy, họa sĩ tài danh Nguyễn Sáng cũng quyết tâm theo đuổi bóng hồng này bằng cách vẽ hai bức chân dung chị gái của Ngọc Anh - người đẹp Hà thành nổi tiếng thời bấy giờ để có cơ hội “tiếp cận” cô em. Đến thời điểm hiện tại, những bức chân dung đầy “chiến lược” này đều trở thành tác phẩm nổi tiếng và được “cộp” giá quốc tế lên đến vài trăm nghìn đô mỗi bức.

“Ngày ấy, tôi chỉ là anh lính nghèo, biết bố mẹ bà ấy khó tính nên lần lữa mãi cũng chẳng dám đến chơi nhà. Về sau, biết Ngọc Anh chơi đàn piano, tôi đã phổ nhạc bài thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Thi với những ngôn từ tha thiết: “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh, soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo Mây…” gửi tặng với bút danh Y-Na ký dưới bản nhạc (nghĩa là: Yêu Ngọc Anh)”, nhạc sĩ Hoàng Vân tâm sự. Bút danh đặc biệt sau này đã theo ông gắn bó với nhiều ca khúc như: “Tiếng cồng giải phóng - tiếng cồng chiến thắng”, “Trên đường tiếp vận”… ) và tên con gái của vợ chồng nhạc sĩ (Y Linh) cũng vẫn còn dấu vết của mối tình sâu nặng.

Trong một lần trò chuyện, hỏi nhạc sĩ Hoàng Vân về kỉ niệm nào của mối tình khiến ông nhớ nhất, nhạc sĩ bồi hồi: “Sau khi tôi gửi tặng bản nhạc, tôi đã lặng lẽ chờ đợi, có lúc tưởng như trái tim đã thổn thức, rã rời thì Tết năm đó, Ngọc Anh tìm đến phố Hàng Thùng, chúc Tết gia đình tôi và gửi lại món quà đặc biệt. Cho đến bây giờ, qua bao nhiêu năm, tôi vẫn nâng niu, gìn giữ một chiếc hộp sơn mài bên trong có chiếc khăn choàng lụa tơ tằm rất dài, thêu tay đầy đủ cả bản nhạc mà tôi đã gửi tặng”.

Nhiều lời đồn đại, sau món quà “độc” ấy, họa sĩ Nguyễn Sáng đã ý nhị rút lui khỏi “cuộc chiến hoa hồng”, còn nhạc sĩ Hoàng Vân thì đã hạnh phúc bên người bạn đời cũng là bạn tri âm tri kỉ. Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, người con gái Hà Nội thuở xưa nay đã lên chức bà nội, bà ngoại vẫn ngày đêm tận tình chăm sóc nhạc sĩ Hoàng Vân từ bữa ăn, giấc ngủ suốt gần một tháng ông nhập viện. Bà hiểu từng nết ăn, nết ở của chồng nên sáng cố dậy thật sớm ra chợ chọn thức ăn, hoa quả tươi ngon về xay ép lấy nước cho con mang vào bệnh viện.
Lá vàng thương tiếc lá xanh

Cách đây chưa lâu, nhạc sĩ Hoàng Vân còn tâm sự: “Tôi đã hơn 80 tuổi rồi, tự thấy mình còn ít thời giờ quá nên chỉ muốn tập trung vào công việc. Hiện tôi vẫn đang học tiếng Tây Ban Nha để nghe được những vở nhạc kịch. Phải học nhiều mới biết nhiều”. Đối với nhạc sĩ Hoàng Vân, âm nhạc như là lẽ sống. Ông dường như không có mối bận tâm nào lớn hơn lao động sáng tạo.

Trong những năm kháng chiến gian khổ, người chiến sĩ Lê Văn Ngọ (tên thật của nhạc sĩ Hoàng Vân) không bao giờ nghĩ mình mình viết nhạc để trở thành nhạc sĩ. Khi những nốt nhạc của bài ca “Hò kéo pháo” múa may trong đầu rồi hiển hiện trên trang giấy, ông chỉ nghĩ rằng mình đang viết báo tường, dán lên vách hầm cho anh em cùng đọc để cùng sẻ chia và động viên nhau trên đường kháng chiến.

Nhạc sĩ Hoàng Vân lâm trọng bệnh, phải nhập viện thở máy vì bị viêm phổi đúng thời điểm rất nhiều tên tuổi gạo cội của nền âm nhạc Việt Nam đã từ giã cõi đời, trong đó có cả học trò của ông là nhạc sĩ An Thuyên. Trong khoảnh khắc nhạc sĩ tỉnh táo, hỏi ông về những người đồng nghiệp vừa ra đi, khóe mắt ông rỉ ra những giọt nước mắt. Ông cố gắng thều thào: “Buồn lắm! Thương lắm! Ai ngờ lá xanh rụng trước lá vàng…”. Đội ngũ y bác sĩ khoa Tim mạch ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đều tận tình, kính trọng nhạc sĩ Hoàng Vân. Theo lời các y bác sĩ, thương nhất là có những người đi tàu từ Quảng Bình ra thăm tác giả bài hát “Quảng Bình quê ta ơi”, lúc đó dù đang trong cơn cơn mơ màng, nhạc sĩ Hoàng Vân vẫn lẩm nhẩm hát và đôi tay đầy vết đồi mồi khẽ khàng đập nhịp…

“Bố ơi! Có con đây!”, câu nói của con trai nhạc sĩ Hoàng Vân – nhạc trưởng Lê Phi Phi – khiến ông thức tỉnh. Ông khẽ bảo, ông muốn được về nhà, thèm ngụm cà phê. Nhạc trưởng Lê Phi Phi “tiết lộ” với chúng tôi giải pháp mình lựa chọn, anh sẽ mua loại đồ uống có hương vị cà phê cho bố nhấp môi “để ông cụ đỡ buồn, đỡ nhớ!”.

Tìm đến nhà riêng của nhạc sĩ Hoàng Vân, không gian đã im ắng không còn vang lên tiếng đàn, tiếng nhạc, chỉ còn người phụ nữ có tên Ngọc Anh vẫn tận tụy thu vén cho căn nhà kỉ niệm. Cả không gian im ắng ấy khiến chúng tôi nhớ đến hình ảnh nhạc sĩ Hoàng Vân ngồi trước cành đào phai, mai trắng mỏng manh mỗi dịp xuân về. Ông lặng lẽ khai xuân bằng nét bút xuất thần trên giấy gió. Chính bởi ông là người luôn biết tự giấu mình đi rất nhiều nên ngoài âm nhạc, còn có một Hoàng Vân của thư pháp, một trong những người Việt cuối cùng biết và viết được chữ Nho.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Hoàng Vân:

Hoàng Vân (1930 - 2018)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, ông có một sự nghiệp sáng tác phong phú với thành công trên rất nhiều thể loại. Là người có nhiều sáng tác nhất về các ngành nghề kinh tế và sáng tác về các địa phương trở thành bài truyền thống, ông nổi tiếng với rộng rãi quần chúng với hàng loạt ca khúc như "Bài ca xây dựng", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò",... Ngoài ra, trong kho tàng đồ sộ của ông (khoảng 650 tác phẩm đã xác định), ông đã để lại 4 bản giao hưởng (trong đó "Thành đồng tổ quốc" là bản thơ giao hưởng đầu tiên của Việt Nam - 1960), một bản nhạc vũ kịch "Chị Sứ", một trong những vở ballet đầu tiên của Việt Nam (1968), 4 tác phẩm viết cho đại hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng "Hồi tưởng", "Việt Nam muôn năm", "Vượt núi", "Điện Biên Phủ", hàng chục tác phẩm cho nhạc thính phòng, nhạc phim, kịch, múa rối, hợp xướng thiếu nhi...

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->