Hoàng Trọng Mậu mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Hoàng Trọng Mậu

Trả lời:

Hoàng Trọng Mậu mất năm 1916.

Thân thế và sự nghiệp của Hoàng Trọng Mậu:

Ông là một nhà chí sĩ, một nhà cách mạng Việt Nam.


Ông được xem là một con người đặc biệt thông minh, thông thạo cổ văn Trung Quốc và nói tiếng phổ thông như người Bắc Kinh. Tham gia Phong trào Đông du.
Năm 1902, ông sang Nhật học trường Đồng Văn Thư viện (Nhật Bản). Năm 1906, bị Nhật trục xuất, ông sang Trung Quốc hoạt động. Tốt nghiệp trường võ bị Bắc Kinh, ông đặc biệt quan tâm đến chiến lược cách mạng. Năm 1912, ông tham gia Việt Nam Quang phục hội, giữ chức Bí thư và Quân vụ Ủy viên (ủy viên phụ trách quân sự). Cùng với Phan Bội Châu thảo "Việt Nam Quang phục quân phương lược" (chiến lược cách mạng trong tuyên ngôn của Hội). Ông cũng là người làm phần ghi chú và viết lời tựa cho cuốn Việt Nam Quốc Sử Khảo của Phan Bội Châu.
Tháng 3 năm 1915, trong thế chiến thứ nhất, ông cùng Đinh Hồng Việt chỉ huy quân đột nhập về Lạng Sơn tiến công chiếm đồn Tà Lùng của Pháp nhưng không thành. Theo hồ sơ sở mật thám Pháp thì ông được vua Duy Tân ký một sắc chỉ đề ngày 5 tháng 5 năm 1915 cử ông làm Tổng tư lệnh của Việt Nam quân chính phủ, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916. Ngày 28 tháng 5 năm 1915, ông bị bắt tại Hương Cảng rồi bị giam tại Hỏa Lò và sau cùng với Nguyễn Thức Đường bị xử bắn tại trường bắn Bạch Mai, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Hoàng Trọng Mậu:

Hoàng Trọng Mậu (1874 - 1916)

  • 2 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà chí sĩ, một nhà cách mạng Việt Nam.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->