Tô Ngọc Vân sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Tô Ngọc Vân

Trả lời:

Tô Ngọc Vân sinh năm 1906.

Thân thế và sự nghiệp của Tô Ngọc Vân:

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả bức Thiếu nữ bên hoa huệ. Ông còn có những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội


Thủa nhỏ là một cậu bé con nhà nghèo, Tô Ngọc Vân phải đến sống nhờ bà cô, quá tuổi mới được đi học. Tuổi thơ nghèo khó đã tạo cho ông một ý chí tự lập, một cuộc sống nội tâm sâu sắc. Đang học trung học năm thứ 3, ông bỏ học đi theo con đường nghệ thuật.

Năm 1926 ông trúng tuyển vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ở trường, ông tiếp nhận những kiến thức tạo hình mới với lòng hăng say không mệt mỏi. Phương pháp tạo hình mới, đặc biệt chất liệu sơn dầu, đã cuốn hút ông một cách mãnh liệt. Hầu hết các tác phẩm của ông đều thể hiện bằng chất liệu sơn dầu. Ông quan niệm: nghệ thuật giúp con người diễn đạt được những tình cảm rạo rực, bừng cháy trước cảnh vật và con người; chất liệu sơn dầu là chất liệu diễn đạt được những tình cảm mạnh mẽ, sự khát khao đến bến bờ hạnh phúc của con người.

Từ trước Cách mạng tháng 8 (1945) Tô Ngọc Vân đã phần nào thể hiện tính hiện thực qua các tác phẩm. Với tác phẩm Bức thư (1931), ông vẽ những cô gái đang say mê làm việc bên khung cửa. Đó là những cô gái thôn quê, chăm chỉ lao động và có một vẻ đẹp thuật khiết đang trao gửu những tình cảm đoan trang, kín đáo. Họa sỹ đã thể hiện sự dè dặt trước một khuynh hướng mới. Sau này, Tô Ngọc Vân đã thể hiện sự sâu đậm hơn hình ảnh của người phụ nữ với những đồng cảm trân trọng. Năm 1931 tranh sơn dầu Bức thư được tặng bằng khen danh dự ở Triển lãm hội họa tại Pháp và được trao huy chương vàng ở triễn lãm thuộc địa tại Pari. Thời gian này, ông cũng vẽ nhiều tác phẩm về cảnh đẹp như Ánh mặt trời, Bụi chuối ngoài nắng, Trời dịu...

Họa sỹ Tô Ngọc Vân tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật năm 1931 và dù nổi tiếng ông vẫn sống thiếu thốn bằng nghề dạy học, vẽ tranh thuê, trình bày và minh họa cho một số tờ báo ở Hà Nội. Năm 1935 ông mới được Pháp bổ nhiệm đi dạy vẽ ở Campuchia. Năm 1938 Tô Ngọc Vân trở về Hà Nội dạy ở trường Bưởi. Đến năm 1939, ông là giảng viên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Các sáng tác của Tô Ngọc Vân luôn đem lại cho người xem nhiều cảm xúc. Đó là điều bất kỳ họa sỹ nào cũng mong ước. Lẽ ra ông còn cống hiến nhiều cho nên hội họa nước nhà nhưng ông đã hy sinh quá sớm khi tài năng đang trong thời kỳ bộc lộ đầy đủ nhất. Do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều tác phẩm đẹp của Tô Ngọc Vân đã bị đánh cắp, mất mát, thất lạc nên hiện nay trong nước chỉ còn lại một số ít tác phẩm sơn dầu, sơn mài. Tô Ngọc Vân xứng đáng được xem như một họa sỹ bậc thầy, một nhà trí thức lớn đã cống hiến tất cả tài năng và cuộc đời cho Tổ Quốc.

Ông mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996)

Tác phẩm tiêu biểu:

Trước 1945:
• Thiếu nữ bên hoa sen (1951)
• Thiếu nữ bên hoa huệ (1943)
• Hai thiếu nữ và em bé (1944)
• Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942)
• Buổi trưa (1936)
• Bên hoa (1942)
• Thuyềnlll sông Hương (1935)
Đều là tranh sơn dầu.

Sau 1945:
• Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu)
• Nghỉ đêm bên đường (sơn mài - 1948)
• Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954)
• Hai chiến sĩ (màu nước - 1949)
• Nghỉ chân bên đường

Ngoài ra ông còn để lại nhiều ký họa được vẽ trong thời kỳ kháng chiến.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Tô Ngọc Vân:

Tô Ngọc Vân (1906 - 1954)

  • 17 thg 10, 2014
  • 125

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả bức Thiếu nữ bên hoa huệ. Ông còn có những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->