Hàn Mặc Tử sinh năm bao nhiêu?
Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Hàn Mặc Tử
Trả lời:
Hàn Mặc Tử sinh năm 1912.
Thân thế và sự nghiệp của Hàn Mặc Tử:
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Cha mất sớm, nhà nghèo. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm. Năm 15 tuổi đã làm thơ và bắt đầu nổi tiếng trên thi đàn, Hàn Mặc Tử đã họa lại thơ của Mộng Châu. Lúc họa thơ, ký là Minh Duệ Thị, sau đổi là Phong Trần, rồi đổi là Lệ Thanh (Lệ là chữ đầu của sinh quán làng Lệ Mỹ - Đồng Hới, còn Thanh là chữ đầu của chánh quán Thanh Tân - Phong Điền - Huế). Sau đó lại đổi là Hàn Mạc Tử và cuối cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc Tử.
Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông được một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại.
Từ năm 1934, Hàn Mặc Tử làm báo ở Sài Gòn.
Năm 1936, Hàn Mặc Tử cho xuất bản tập “Gái quê’’ lừng danh và đây cũng chính là lúc ông phát hiện mình bị bệnh hủi. Một người con gái mới 22 tuổi tên là Mai Đình do quá hâm mộ thi sĩ đã bỏ hết nhà cửa tự nguyện và Quy Nhơn chăm sóc cho Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử chết ở nhà thương Quy Hoà vào ngày 11-11-1940, khi ấy ông mới 28 tuổi.
Ông đã đăng thơ trên các báo: Phụ Nữ Tân Văn, Saigon, Trong Khuê Phòng, Đông Dương Tuần Báo, Người Mới.
Các tập thơ đã xuất bản xuất bản: Gái quê (1936), Thơ Hàn Mặc Tử (1959) gồm có: Thơ Đường Luật, Gái Quê, Đau Thương, Xuân Như Ý.
Tất cả các thi phẩm nầy được nhà xuất bản Tân Việt in lại (1959).
Cuộc đời của ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông – có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.
Nhiều nơi ở Việt Nam dùng tên của ông để đặt cho đường phố như: Huế, Phan Thiết (con đường dẫn lên Lầu Ông Hoàng)… Có ít nhất hai bài hát được sáng tác để nói về cuộc đời ông: Hàn Mặc Tử của Trần Thiện Thanh và Trường ca Hàn Mặc Tử của Phạm Duy.
Tài liệu tham khảo:
Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 164.
www.quangbinhtourism.vn
nhathovietnam.wordpress.com
vi.wikipedia.org
www.dactrung.com
Xem thêm chi tiết về Hàn Mặc Tử:
Hàn Mặc Tử (1912 - 1940)
- 2 thg 10, 2014
- 187
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Cha mất sớm, nhà nghèo. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm. Năm 15 tuổi đã làm thơ và bắt đầu nổi tiếng trên thi đàn, Hàn Mặc Tử đã họa lại thơ của Mộng Châu. Lúc họa thơ, ký là Minh Duệ Thị, sau đổi là Phong Trần, rồi đổi là Lệ Thanh (Lệ là chữ đầu của sinh quán làng Lệ Mỹ - Đồng Hới, còn Thanh là chữ đầu của chánh quán Thanh Tân - Phong Điền - Huế). Sau đó lại đổi là Hàn Mạc Tử và cuối cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc Tử.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống