Bùi Đăng Sắc mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Bùi Đăng Sắc

Trả lời:

Bùi Đăng Sắc mất năm 1983.

Thân thế và sự nghiệp của Bùi Đăng Sắc:

Ông là một nhà hoạt động cách mạng, là Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương lớp đầu ở Thái Bình. Trong chiến tranh Việt Nam ông phục vụ trong lực lượng tình báo QĐNDVN ở miền Nam.


Năm 1930 Đảng cộng sản Đông Dương thành lập. Chi bộ đảng vùng "Thần-Duyên" (huyện Thần Khê và huyện Duyên Hà) do Bùi Hữu Diên, Lương Duyên Hồi lãnh đạo, tổ chức cuộc biểu tình đấu tranh ngày 1/5/1930 của nhân dân bắc Thái Bình. Ông Sắc cùng ông Chi ở lực lượng xung kích, dẫn đầu và tổ chức cho đoàn biểu tình qua sông Trà Lý hướng đến thị xã Thái Bình. Cuộc đấu tranh bị thực dân Pháp đàn áp. Ông bị bắt, kết án 2 năm tù, sau đó là quản chế ở quê hương. Năm 1933 ông lên Hà Nội hoạt động gây cơ sở ở Chương Mỹ, Hà Đông. Năm 1934 lại bị bắt, bị trục xuất khỏi Hà Nội, lại về hoạt động ở Thái Bình.
Năm 1935, ông cùng em là Bùi Đăng Chi lên Hà Nội, quản lý chính trị, kinh tế của tờ báo "Đời nay", tập hợp lôi kéo trí thức, tư sản, nhân sĩ tiến bộ vào Mặt trận dân chủ Đông Dương. Ông còn được cử sang hoạt động trong đảng Xã Hội (SFIO) chi nhánh đảng Xã Hội Pháp ở Đông Dương để tuyên truyền vận động giác ngộ các trí thức yêu nước, tư sản dân tộc, nhân sĩ yêu nước tham gia Mặt trận Bình dân, vận động thợ thuyền, tiểu thương, tiểu chủ thành lập nghiệp đoàn, hội ái hữu, hội truyền bá quốc ngữ.
Năm 1939 Mặt trận bình dân Pháp đổ, thực dân Pháp chuyển sang đàn áp ở thuộc địa. Báo Đời Nay bị cấm, bị lục soát, còn quản trị bị bắt, trong đó có em trai ông là Bùi Đăng Chi. Bùi Đăng Sắc tránh được, thu dọn rồi sau đó về Nam Trực, Nam Định hoạt động cùng với nhóm của ông Phan Đình Khải (tức Lê Đức Thọ).
Năm 1944 ông trở về Thái Bình hoạt động. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945 ông tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở các huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân của tỉnh Thái Bình.
Ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết, và các tù binh được trao trả. Nhưng phía Việt Nam Cộng hòa không xếp ông vào diện tù binh, che giấu và tranh cãi. Phía VNDCCH đấu tranh nên đến ngày 21/2/1973 ông mới được trao trả ở sân bay Lộc Ninh. Do tình trạng tuổi cao sức khỏe yếu, ông được bố trí điều trị bệnh ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau đó ông được phong quân hàm đại tá.
Ông mất năm 1983. Trong lễ tang, phó thủ trưởng Cục Tình báo lúc đó là thiếu tướng Lê Quang Vũ đã đọc điếu văn "Đồng chí Bùi Đăng Sắc hơn 50 năm hoạt động, thời kỳ tiền khởi nghĩa chống Pháp, chống Mỹ, lúc hoạt động bí mật hay công khai, khi trực diện đấu tranh với quân thù đồng chí luôn là một Đảng viên, một cán bộ trung thành với sự nghiệp cách mạng, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao". Ông được an táng tại khu A nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Bùi Đăng Sắc:

Bùi Đăng Sắc (1908 - 1983)

  • 2 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà hoạt động cách mạng, là Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương lớp đầu ở Thái Bình. Trong chiến tranh Việt Nam ông phục vụ trong lực lượng tình báo QĐNDVN ở miền Nam.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->