Hoàng Minh Giám mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Hoàng Minh Giám

Trả lời:

Hoàng Minh Giám mất năm 1995.

Thân thế và sự nghiệp của Hoàng Minh Giám:

Hoàng Minh Giám sinh ngày 4 tháng 11 năm 1904 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội, trong một gia đình mà nhiều đời có người đỗ khoa bảng, gốc ở xứ Đông Bình, Gia Bình, Bắc Ninh.


Năm 1926, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Đông Dương khoá III. Sau đó đi dạy học ở Phnôm Pênh (Campuchia), Sài Gòn, rồi viết báo chống chế độ thực dân Pháp.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945: Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử làm Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 3 năm 1946: Ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Ông là người giúp việc trực tiếp cho chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đàm phán với Sainteny đại diện Chính phủ Pháp, dẫn đến việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1946: Ông tham gia phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau.

Từ tháng 11 năm 1946: Ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Từ tháng 3 năm 1947 đến 07/1954: Ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Từ tháng 7 năm 1954 đến năm 1976: Bộ trưởng Bộ Văn hóa.

Từ năm 1976 đến năm 1981: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam khóa VI.

Từ năm 1981 đến cuối đời, ông tham gia các hoạt động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
- Uỷ viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955 - 1994);
- Chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Việt Nam đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước;
- Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – In-đô-nê-xi-a;
- Chủ tịch Uỷ ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ;
- Uỷ viên danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Những đóng góp chính cho ngành Ngoại giao:
Là trợ thủ đắc lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoại giao thực hiện sách lược "hòa để tiến" với Pháp thời kỳ 1946-1947 trong hoàn cảnh quốc tế rất khó khăn của cách mạng Việt Nam, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám đã có đóng góp tích cực trong việc kết hợp ngoại giao với quân sự và sức mạnh chính trị tổng hợp của đoàn kết toàn dân; kết hợp đối nội và đối ngoại.Thấm nhuần tư tưởng ngoại giao và phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và với sự nhạy cảm và sắc sảo, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám đã chỉ đạo ngành Ngoại giao làm tốt chức năng tham mưu, hoàn thành xuất sắc việc thiết lập những mối quan hệ ngoại giao đầu tiên của nước cộng hòa non trẻ với thế giới bên ngoài.

Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, gian khổ, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám đã góp phần tích cực vào việc xây dựng tổ chức ban đầu của Bộ Ngoại giao và lãnh đạo công tác của Bộ trên An toàn khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngoài việc từng bước hoàn chỉnh bộ máy của cơ quan, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám rất chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như nội dung hoạt động về mọi mặt của cơ quan từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp và đa dạng, làm cơ sở tốt và thuận lợi cho sự trưởng thành của ngành Ngoại giao trong giai đoạn kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt nam sau năm 1954.

Ngày qua đời: 12/01/1995.

Được tặng thưởng:
- Huân chương Hồ Chí Minh;
- Huân chương Độc lập hạng Nhất;
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất;
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất;
- Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
- Và nhiều huân,huy chương cao quý khác

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 149.

www.mofahcm.gov.vn

vi.wikipedia.org

Xem thêm chi tiết về Hoàng Minh Giám:

Hoàng Minh Giám (1904 - 1995)

  • 2 thg 10, 2014
  • 71

Hoàng Minh Giám sinh ngày 4 tháng 11 năm 1904 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội, trong một gia đình mà nhiều đời có người đỗ khoa bảng, gốc ở xứ Đông Bình, Gia Bình, Bắc Ninh.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->