Thời kỳ Bắc Thuộc Lần 2 và Khởi Nghĩa Bà Triệu (43 - 541)

Bắc Thuộc Lần 2 và Khởi Nghĩa Bà Triệu (43 - 541):

Sự kiện thuộc thời kỳ này

Khởi nghĩa Bà Triệu (248 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 263

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột của nhà Ngô trên nước ta vô cùng tàn bạo. Khi được vua Ngô cử sang làm thứ sử nước ta, Chu Phù và bọn tay chân của hắn ngang ngược hoành hành, thẳng tay cướp bóc tài sản của nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta bị cưỡng bức phải đi kiếm các thứ như hương thơm, hạt trai, ngọc lưu ly, đồi mồi, ngà voi nộp cho vua Ngô. Mùa nào thức ấy, nhân dân ta còn phải nộp các thứ quả lạ như chuối tiêu, dứa, nhãn… để cung đốn cho bọn quan lại nhà Ngô. Không cam chịu áp bức bóc lột, dân ta đã nổi lên ở nhiều nơi. Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa của bà Triệu. Năm 19 tuồi bà đã cùng anh trai Triệu Quốc Đạt một hào trưởng lớn ở miền núi Quan yên, thuộc quận Cửu Chân (Yên Định, Thanh Hóa) tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.

Hơn 2000 dân Tượng Lâm quận Nhật Nam khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ nhà Hán (100 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 154

Mùa hè năm 100, hơn 2.000 dân Tượng Lâm nổi lên phá đồn, đốt thành, giết một số quan quân cai trị. Chính quyền đô hộ Hán phải huy động quân của các quận huyện khác đến dẹp, giết được chủ tướng, cuộc nổi loạn mới tạm yên. Từ đó chính quyền nhà Hán không dám ức hiếp một cách thô bạo dân cư tại đây nhưng đặt vùng đất này dưới quyền cai trị trực tiếp, do một binh trưởng sứ cầm đầu, đề phòng những cuộc nổi loạn sau này. Để lấy lòng dân cư địa phương, quan quân nhà Hán tổ chức phát chẩn cho dân nghèo, miễn thuế hai năm v.v.

Khởi nghĩa ở quận Nhật Nam (137 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 178

Dân và quân lính ở ba quận miền Nam Giao Chỉ khởi nghĩa. Từ đầu năm 137, nhân dân cả quận Nhật Nam nổi dậy, quân số chừng vài nghìn người, đánh phá chính quyền đô hộ nhà Hán ở Nhật Nam.

Nhà Hán suy yếu Nho giáo bắt đầu du nhập vào nước ta (187 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 123

Trong thế kỷ II, nhân dân các quận ở Giao Chỉ luôn nổi dậy khởi nghĩa làm cho triều đình nhiều phen lo đánh dẹp. Cuối thế kỷ II, nhà Hán suy yếu, chúng buộc phải tạm dùng người Việt cầm đầu chính quyền ở Giao Chỉ. Hán Linh Đế cử Lý Tiến, người quận Giao Chỉ làm thứ sử và sai Sĩ Nhiếp, người quận Thương Ngô làm Thái thú. Lý Tiến làm Thứ sử đến năm 200, còn Sĩ Nhiếp cầm quyền tới năm 226. Dưới thời cai trị của Sĩ Nhiếp, nhiều quan lại và dân chúng người Hán lánh nạn sang nước ta. Cùng với các danh sĩ và dân di cư đó, văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Nho giáo bắt đầu du nhập vào Giao Chỉ.

Nhà nước Lâm Ấp được thành lập (190 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 167

Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở miền Nam nước ta, cách xa thủ phủ đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Nhân lúc Trung Quốc loạn lạc, dân Tượng Lâm ở nơi xa xôi nhất đã nổi dậy, giết huyện lệnh, giành lấy quyền tự chủ và lập nước. Được sự hỗ trợ của nhân dân Giao chỉ, nhân dân Cửu Chân cũng niổi lên đánh phá châu thành, giết Thứ sử nhà Hán là Chu Phù (190), khiến trong mấy năm triều đình nhà Hán không đặt nổi quan cai trị. Khu Liên – một nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tượng Lâm lên làm vua.

Nhân vật thuộc thời kỳ này

Bà Triệu (226 - 248)

  • 2 thg 12, 2
  • 303

Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, thuở nhỏ ba mẹ đều mất sớm, là em gái của Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa), bà là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu chí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.

Lý Nam Đế (503 - 548)

  • 2 thg 12, 2
  • 505

Lý Nam Đế là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam, ông tên thật là Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn tây). Tổ tiên của ông là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Việt Nam (lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đao. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn 5 thế kỷ.

Phạm Tu (476 - 545)

  • 2 thg 12, 2
  • 177

Phạm Tu là võ tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân độc lập. Theo thần tích, Phạm Tú người ở trang Quang Liệt tức là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (tên cũ là huyện Thanh Đàm), nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam. Nơi sinh ra Phạm Tu được xác định xưa kia là một xóm bãi vải tiến vua nằm bên sông Tô Lịch, thuộc thôn Văn Trì, làng Quang Liệt, nay là thôn Văn, xã Thanh Liệt.

Sĩ Tiếp (137 - 226)

  • 2 thg 12, 2
  • 81

Sĩ Tiếp là thái thú cai trị đất Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) vào thời Bắc thuộc từ năm 187 đến năm 226 (cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc). Ông được coi là một vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam.

Triệu Thị Trinh (226 - 248)

  • 1 thg 11, 2014
  • 169

Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh hoặc là Bà Triệu) sinh trưởng tại làng Cẩm Trướng, huyện Quân Yên (cũng tức là huyện Quan Yên), quận Cửu Chân. Vào thời nhà Nguyễn, làng Cẩm Trướng thuộc xã Cẩm Trướng (còn có tên khác là xã Cẩm Cầu) huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngày nay, làng này thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Theo truyền thuyết, Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->