Sự kiện Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)
Khởi nghĩa Phan Bá Vành là cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn Nam Hạ thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Vào thời vua Minh Mạng, ruộng đất tư tập trung gần 90%, trong một số đất trong tay địa chủ lớn có từ 5 đến 50 mẫu /điền chủ. Đại đa số nông dân nghèo không có ruộng đất, và cũng không có, hoặc có rất ít công điền quân cấp, lại bị tai họa bão lũ, đói kém triền miên, dẫn đến tình cảnh làng xã tiêu điều, dân nghèo tha phương cầu thực. Chế độ thống trị chuyên chế nặng nề. Bất mãn vì đường lối cai trị của nhà Nguyễn, khoảng năm 1821, Phan Bá Vành tập hợp dân nghèo khổ vùng Nam Định, Thái Bình (tức vùng Sơn Nam Hạ cũ) nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn.
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827):
Diễn biễn lịch sử:
Khởi nghĩa Phan Bá Vành là cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn Nam Hạ thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Vào thời vua Minh Mạng, ruộng đất tư tập trung gần 90%, trong một số đất trong tay địa chủ lớn có từ 5 đến 50 mẫu /điền chủ. Đại đa số nông dân nghèo không có ruộng đất, và cũng không có, hoặc có rất ít công điền quân cấp, lại bị tai họa bão lũ, đói kém triền miên, dẫn đến tình cảnh làng xã tiêu điều, dân nghèo tha phương cầu thực. Chế độ thống trị chuyên chế nặng nề. Bất mãn vì đường lối cai trị của nhà Nguyễn, khoảng năm 1821, Phan Bá Vành tập hợp dân nghèo khổ vùng Nam Định, Thái Bình (tức vùng Sơn Nam Hạ cũ) nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn.
Cuối năm 1825, từ đại bản doanh tại thôn Phú Nhai, thuộc làng Trà Lũ ông chỉ huy đánh đồn Trà Lí, giết Trấn thủ Lê Mậu Các, Đặng Đình Miễn, Nguyễn Trung Diễn. Tiếp đó, ông đánh tan quân của Thống chế Trương Phúc Đăng.
Đến năm 1827, quân triều do Phạm Văn Lí, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Phong bao vây Trà Lũ. Ông bị bắt giết trong khoảng tháng 3-1827, các làng Minh Giám, Trà Lũ bị tàn phá.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Minh Mạng (1791 - 1841)
- 2 thg 12, 2
- 170
Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định. Ông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, ông lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840)
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)
- 2 thg 12, 2
- 351
Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình. Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối.
Phan Bá Vành (? - 1827)
- 2 thg 12, 2
- 148
Phan Bá Vành là một lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn Nam Hạ thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn. Ông quê làng Minh Giám, huyện Vũ Tiên (Vũ Thư), tỉnh Thái Bình. Ông xuất thân là nông dân nghèo, có võ nghệ. Thuở nhỏ từng sống cảnh đói rách, bị bóc lột. Khoảng năm 1821-1822, vùng châu thổ sông Hồng gặp nạn đói, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bị nạn cường hào bức hiếp. Ông nhân thời cơ khởi xướng phong trào, tập hợp lực lượng nông dân chống địa chủ, cường hào, đánh lấy của nhà giàu, chia cho nhà nghèo. Trong bộ tham mưu của ông, có danh sĩ, võ tướng, con cháu và các quan cũ nhà Hậu Lê theo giúp.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống