Nhân vật lịch sử

Những nhân vật lịch sử của Việt Nam

Tôn Thất Đàm (1864 - 1888)

  • 28 thg 9, 2014
  • 124

Tôn Thất Đàm (1864-1888) quê ở xã Xuân Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là con trai trưởng của của Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và là anh của Tôn Thất Thiệp.

Dương Vân Nga (952 - 1000)

  • 29 thg 9, 2014
  • 99

Là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này.

Bạch Liêu (1236 - 1315)

  • 29 thg 9, 2014
  • 133

Một trí thức tài hoa lỗi lạc như ông mà tài liệu về ông còn rất ít. "Ðại Việt sủ ký toàn thư" chép vắn tắt: "Tháng ba năm Thiên Long thứ chín đời Trần Thánh Tông, khoa thi lấy Kinh trạng nguyên Trần Cố, Trại trạng nguyên Bạch Liêu. Bạch Liêu là người Nghệ An, thông minh, nhớ lâu, đọc sách mười dòng một nháy mắt". Tư chất thông minh, trình độ học vấn như thế quả là xuất chúng.

Dương Phúc Tư (1505 - 1563)

  • 29 thg 9, 2014
  • 142

Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Đỗ trạng nguyên khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm chức quan tham chính. Sau này ông dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn. Hiện nay tại huyện Văn Lâm đã thành lập trường THCS chất lượng cao Dương Phúc Tư để tưởng nhớ tới công lao của ông.

Đào Sư Tích (1348 - 1396)

  • 29 thg 9, 2014
  • 85

Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân(sau đổi là huyện Nam Trực), phủ Thiên Trường. Nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm thành hoàng, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm thượng đẳng thần.

Đào Tiêu

  • 29 thg 9, 2014
  • 97

Đào Tiêu, có tài liệu viết là Đào Thúc, là một Trạng nguyên Việt Nam dưới triều Trần. Quê gốc của ông ở xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhưng sinh ra và lớn lên ở Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Ất Hợi,niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275) đời vua Trần Thánh Tông, ông thi đỗ danh hiệu Trại Trạng nguyên (những trạng nguyên có quê quán từ Thanh Hóa trở vào).

Đặng Công Chất (1621 - 1683)

  • 29 thg 9, 2014
  • 126

Đặng Công Chất là người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bát, huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) thời vua Lê Thần Tông.

Đoàn Xuân Lôi

  • 29 thg 9, 2014
  • 91

Người làng Ba Lỗ, xã Tân Phúc (nay là thôn Trâu Lỗ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, nhưng chú thích số 1226 của Đại Việt sử ký toàn thư lại ghi là Huyện Tân Phúc: sau là huyện Đa Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.), đỗ Thái học sinh khoa thi năm Xương Phù thứ 8 (Giáp Tý, 1384).

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)

  • 29 thg 9, 2014
  • 137

Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bà chính họ là Đoàn, nhưng vì bà lấy chồng họ Nguyễn (ông Nguyễn Kiều), nên có sách chép bà là Nguyễn Thị Điểm. Bà là con gái ông hương cống Đoàn Doãn Nghi. Mẹ bà là người họ Vũ và là vợ hai ông Nghi, nhà ở phường Hà Khẩu, Thăng Long (phố Hàng Bạc bây giờ), sinh một trai (1703) là Đoàn Doãn Luân và một gái (1705) là Đoàn Thị Điểm. Từ nhỏ anh em bà đã theo mẹ về ở với ông bà ngoại là quan Thái Lĩnh Bá và được dạy dỗ chu đáo, lầu thông Tứ thư, Ngũ kinh. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Giáp Hải (1515 - 1585)

  • 29 thg 9, 2014
  • 90

Sau đổi tên là Giáp Trừng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), còn gọi là Trạng Kế hay Trạng Ác- do tính ông rất ngay thẳng. Ông đỗ Trạng nguyên năm Đại Chính thứ 9, Mậu Tuất (1538), đời Mạc Thái Tông. Sáng tác của ông hiện nay cũng không rõ là có bao nhiêu, nhưng có một cuốn được Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục nhắc tới là Bang giao bị lãm. Giáp Hải mất năm 1585, sắc phong Sách quốc công.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->