Trần Kim Thạch mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Trần Kim Thạch

Trả lời:

Trần Kim Thạch mất năm 2009.

Thân thế và sự nghiệp của Trần Kim Thạch:

Trần Kim Thạch (1937–2009) là một trong những nhà địa chất hàng đầu của Việt Nam và là nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.Ông cũng là người có công lớn góp phần vào việc đặt nền móng nghiên cứu, giảng dạy và phát triển hiệu quả về địa chất tại miền Nam Việt Nam liên tục trong suốt 45 năm qua (1964–2009). Ông được giới chuyên môn xem là một trong số ít những cây đại thụ của ngành địa chất Việt Nam.


Giáo sư tiến sĩ Trần Kim Thạch sinh ngày 01/01/1937 tại làng Nam Ô, quận Hòa Vang (nay là quận Liên Chiểu), thành phố Đà Nẵng trong một gia đình là dòng dõi hậu duệ Nhà Trần di cư vào Đà Nẵng từ khoảng thế kỷ XVI. Nội tổ là cụ Trần Đình Liệu làm quan triều Nguyễn. Cha là nhà giáo – nhà trí thức Trần Kim Bảng (bút hiệu Thiên Giang) và cô ruột là nhà giáo Trần Thị Hợp Phố (bút danh Hợp Phố) là những nhà giáo nổi tiếng với các trước tác về giáo dục thanh niên, thiếu niên từ trước năm 1975 ở Miền Nam. Cha của ông cũng là anh em "cột chèo" với giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê và học giả miền Nam Hồ Hữu Tường.

1955: Đỗ tú tài toàn phần. Cựu học sinh trung học Petrus Ký (Sài Gòn)
1958: Cử nhân Vạn vật học (sinh – địa) Khoa học Đại học đường Sài Gòn
1960: Tốt nghiệp Cao học Vạn vật học Khoa học Đại học đường Sài Gòn và được học bổng toàn phần của Tập đoàn Dầu khí Shell đi du học tại Vương quốc Anh.
Có một lần, tôi được vinh dự tiếp chuyện GS-TS.Trần Kim Thạch, một chuyên gia hàng đầu của ngành mỏ địa chất nước ta. Đó là một ông già thấp bé nhưng thông tuệ. Ông sinh năm 1937 tại làng Nam Ô, quận Hòa Vang trước đây, nay là quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
Tôi gặp được ông là vì hồi đó ông ở TP.Hồ Chí Minh hay ra Tam Kỳ theo lời mời của ông Vũ Ngọc Hoàng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, để giúp tư vấn cho tỉnh vấn đề Khu kinh tế mở Chu Lai còn đang trong tình trạng ngổn ngang trăm mối.

Tâm huyết với đất Quảng

Cũng chính trong quãng thời gian đó giáo sư đang hoàn thành những trang cuối cùng của cuốn sách 250 trang có tiêu đề “Khu kinh tế mở Chu Lai: một lối vào thế kỷ 21 của Việt Nam”. Trò chuyện, tôi mới biết ông còn quan tâm đến những vấn đề lớn hơn, rộng hơn, đó là đường hướng phát triển kinh tế của cả tỉnh Quảng Nam. Khu kinh tế mở Chu Lai chỉ là một động lực cho sự phát triển ấy mà thôi. Cho nên tôi buộc phải theo cái mạch đó của ông. Câu hỏi của tôi lúc đó là: “Theo lĩnh vực ngành nghề của ông thì chiến lược kinh tế công nghiệp của Quảng Nam cần đi theo hướng nào?”. Ông bảo: “Quảng Nam là một vùng đất rất lạ: vàng, than đá, khí mê tan, đá, cát, nước ngọt và nước khoáng... những thứ đó nhiều lắm, mà nó không ở đâu xa cả, ngay ở dưới chân mình. Phải thông tin sớm cho các nhà khoa học, cho mọi người dân. Đó cũng là một trong những công việc mà Khu kinh tế mở Chu Lai phải quan tâm đến...”.

Theo GS-TS. Trần Kim Thạch, ngành khí và hóa dầu của khí là nhân tố quan trọng, tham gia đắc lực vào sự phát triển công nghiệp sau hóa dầu, cần phải được tính toán ngay từ bây giờ. Khu kinh tế mở Chu Lai chắc chắn không thể thiếu ngành công nghiệp này. Ở các nước có nền công nghệ khai thác tiên tiến, cứ mỗi tấn than dưới lòng đất, họ lấy được trên dưới 10 mét khối methan, đưa lên làm nhiên liệu đốt cháy hoặc làm hóa chất. Họ không động đến tầng sâu của các lớp than đó. Ông vẽ cho tôi xem một cái sơ đồ. Ông giải thích, tôi thấy ông như đang hứng lấy những gì thiên nhiên ban cho: khí methan (CH4) thu được từ đáy các vỉa than, qua quá trình hóa nghiệm sẽ chuyển thành các chất như ethen, ethylen, polythylen để làm ra chất dẻo. Nhưng trên đường đi, ethylen lại tạo ra chất styren để làm ra các chất như keo dán, phân bón, thuốc trừ sâu. Còn ethanol thì lại sản sinh ra nhiều sản phẩm hóa học khác nữa...

Ở Quảng Nam, mỏ than Nông Sơn được khai thác từ những năm 1930, là một trong số mỏ vàng đen hiếm hoi của toàn miền Nam. Đến năm 1980 có thêm mỏ than Ngọc Kinh, bổ sung vào nguồn năng lượng này. Các nhà khoa học đã xác định rằng bên dưới các vỉa than đó, còn chứa đựng hàng chục tỷ mét khối khí methan.

Dự báo

GS-TS.Trần Kim Thạch nhấn mạnh rằng, công nghiệp hóa chất là nguyên nhân phát sinh chất thải độc hại, cho nên phải nghiêm túc tính ngay đến chuyện môi trường. Ở Việt Nam, Khu kinh tế mở Chu Lai lại là động lực tiên phong của cả nước, thế nào rồi cũng sẽ phải hứng lấy tác hại về môi trường, nếu không tỉnh táo. Các nhà đầu tư lúc sang thì nói rất hay, rằng họ có thiết bị đo không khí, đo độ nặng của nước... nhưng khi ta chấp thuận rồi, họ sẽ làm khác, họ quên ngay lời hứa của mình. Cho nên phải hết sức tỉnh táo.

Tôi hỏi ông, cát trắng ở Quảng Nam rất nhiều, có tiếp tục đem đi bán như lâu nay hay là chờ đợi cho một nền công nghệ tiên tiến sau hóa dầu? Ông bảo đó là một tài nguyên “không tái tạo”, bán đi là mất. Địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai từ Núi Thành ra Thăng Bình, Duy Xuyên mênh mông cát trắng. Nguyên liệu cát trắng dồi dào ở Khu kinh tế mở Chu lai - Quảng Nam sẽ làm ra sợi thủy tinh, kết hợp keo dán aldehyde (cũng là sản phẩm sau hóa dầu) tạo ra sản phẩm composite, từ đó có thể chế tạo ra gỗ nhân tạo sử dụng cho công nghệ đóng tàu thuyền, làm nhà. Sợi chất dẻo tổng hợp dùng làm lưới đánh cá phục vụ việc đánh bắt hải sản xa bờ là một kỹ nghệ sau hóa dầu đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Quảng Nam và cả vùng duyên hải miền Trung. Ông kết luận: Dùng tài nguyên “không tái tạo” để tạo ra nhiều sản phẩm xã hội, đó mới là tư duy, là bước đi đích thực của người làm kinh tế.

Tiếp tục câu chuyện hóa dầu, GS-TS.Trần Kim Thạch phân tích, miền Trung có nhà máy lọc dầu Dung Quất, những sản phẩm của nó sẽ được xử lý bằng cấp đông, ép và bằng các phản ứng hóa học để tạo ra hàng loạt sản phẩm hóa dầu, trước tiên là chất dẻo, polithen, nilon, perpex, cao su nhân tạo, thuốc trừ sâu, phân bón và nhiều loại dung môi dùng chống đông đặc xăng dầu; những sản phẩm về dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, sơn và các loại chất tẩy rửa. Do ảnh hưởng từ sự phát triển ra hai đầu của công nghiệp hóa dầu Dung Quất thì Quảng Nam - mà đại diện là Khu kinh tế mở Chu Lai, cần sử dụng ngay lợi thế của các yếu tố như địa lý, tài nguyên và lao động... để hình thành các nhà máy vệ tinh đáp ứng nhu cầu phục vụ cho ngành mũi nhọn này của đất nước.

Ông còn nói nhiều về vấn đề cơ chế cho Khu kinh tế mở Chu Lai. Trong lúc tỉnh đang dồn sức cho công tác giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp Bắc Chu Lai, khu công nghiệp Tam Hiệp, xây dựng kho ngoại quan... với suy nghĩ cứ 100ha quy hoạch thì làm cơ sở hạ tầng khoảng 25ha, còn lại để trống “nhử” cho nhà đầu tư vào. Họ vào, lại có cơ chế miễn 10 năm phí đầu tư cơ sở hạ tầng, cứ cắc ca cắc củm như vậy thì “chẳng ăn thua gì”!

Chọn một con đường

Theo GS-TS. Trần Kim Thạch, cần phải có một cơ chế là một hộ kế hoạch riêng biệt cho khu kinh tế mở do trung ương trực tiếp quản lý, cấp phát. Có vậy mới mang tầm vóc trung ương, mới có một khoản tiền lớn mà thu hút đầu tư, chứ nằm trong hộ kế hoạch của UBND tỉnh, lại là một tỉnh nghèo nhất nhì cả nước thì công việc đó sẽ khó khăn vô cùng. Về mặt hành chính Khu kinh tế mở phải có đủ tư cách hành pháp mà không phải phụ thuộc ai cả, phải là một “Ủy ban đặc khu Chu Lai” nào đó mà Chủ tịch Ủy ban là ông Bộ trưởng, Ủy viên trung ương Đảng nào đó...

Nhưng mọi việc đã không diễn ra như vậy. Tín hiệu ban đầu của Quy chế hoạt động Khu kinh tế mở Chu Lai từ 15 năm trước là “ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư hạ tầng tương ứng với 100% số thu phát sinh trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai trong 10 năm đầu và 50% trong 10 năm tiếp theo”. Sáu tháng sau cơ chế này bị bãi bỏ. Rồi sau này có nhiều quyết định của Chính phủ cũng ban hành, nhưng Khu kinh tế mở Chu Lai vẫn chưa thể bước vào một nền kinh tế thị trường thực thụ, chưa có chính sách cơ chế nào kể cả hành chính và kinh tế được “mở toang” như kỳ vọng ban đầu ngoài các bộ luật hiện hành mà Quốc hội đã thông qua. Có nghĩa là Quảng Nam lúc này phải hoàn toàn tự lực cánh sinh.

Mười bảy năm từ lúc hình thành với tên gọi Ban chuẩn bị triển khai đề án Khu kinh tế mở Chu Lai, tuy được hỗ trợ về pháp lý của Chính phủ, nhưng sự nỗ lực của cán bộ viên chức Khu kinh tế mở Chu Lai trong thời gian ấy mới thấy quả thật là phi thường. Khu kinh tế mở Chu Lai mà hạt nhân, động lực là Nhà máy ô tô Trường Hải hàng năm đã đóng góp đến 60 - 70% thu ngân sách tỉnh. Từ một tỉnh nhận hỗ trợ ngân sách của trung ương, năm 2017 Quảng Nam đã là một trong các địa phương trong cả nước điều tiết nguồn thu về ngân sách trung ương.

GS-TS.Trần Kim Thạch ra đi cũng đã 8 năm. Những ấp ủ của ông về một tương lai phát triển Quảng Nam tuy có chậm lại đôi chút so với những gì người dân Quảng Nam đã nỗ lực tự lực cánh sinh, nhưng hình như ông cũng đã nhìn thấy điều đó. Tôi nhớ mãi câu dặn dò của ông trong buổi nói chuyện: “Công nghiệp hóa dầu, sau hóa dầu và hóa chất... là ngành công nghiệp mới mẻ đối với một tỉnh còn non trẻ như Quảng Nam, nhưng sẽ không hoàn toàn xa lạ. Thiên hạ khai thác hết thì họ nghèo đi, ta chưa làm gì cả thì ta còn, rồi ta sẽ giàu...”.
1964: Tốt nghiệp tiến sĩ tối danh dự tại Viện Nghiên cứu Trầm tích học thuộc Đại học Reading (Anh) lúc mới 27 tuổi.
1964–1974: Giảng dạy với tư cách giảng viên (1964), giáo sư ủy nhiệm (1970) & giáo sư thực thụ (1972) tại Khoa học Đại học đường Sài Gòn và được bầu làm Trưởng ban Địa chất thuộc trường đại học này. Ông cũng là người Việt đầu tiên được giao chức vụ Trưởng ban khoa học của một trong những trường đại học hàng đầu của Miền Nam lúc ấy.
1973–1975: Tổng thư ký Hội Địa chất Địa lý Miền Nam Việt Nam.
1975–1976: Phó Ban lãnh đạo Đại học Khoa học Sài Gòn (Phó hiệu trưởng).
1976–1985: Giáo sư,Trưởng khoa Địa chất của Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
1986–2003: Giáo sư Trường đại học Khoa học Tự nhiên[2] (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Phụ trách bộ môn trầm tích.
Ông nghỉ hưu từ năm 2003 nhưng vẫn làm việc nghiên cứu địa chất, biên soạn sách cho tới ngày mất. Ông mất ngày 28/7/2009 tại TP.Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Trần Kim Thạch:

Trần Kim Thạch (1937 - 2009)

  • 9 thg 12, 2022
  • 0

Trần Kim Thạch (1937–2009) là một trong những nhà địa chất hàng đầu của Việt Nam và là nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.Ông cũng là người có công lớn góp phần vào việc đặt nền móng nghiên cứu, giảng dạy và phát triển hiệu quả về địa chất tại miền Nam Việt Nam liên tục trong suốt 45 năm qua (1964–2009). Ông được giới chuyên môn xem là một trong số ít những cây đại thụ của ngành địa chất Việt Nam.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->