Phan Thúc Duyện sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Phan Thúc Duyện

Trả lời:

Phan Thúc Duyện sinh năm 1873.

Thân thế và sự nghiệp của Phan Thúc Duyện:

Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Quý Dậu (tức 8 tháng 3 năm 1873), tại làng Phong Thử, tổng Đa Hòa, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam. Nguyên gốc thủy tổ là người Hoan Châu, giữa thế kỷ XVI vào Quảng Nam để khai hoang lập nghiệp, trải qua hơn 300 năm thì đến đời của ông. Nguyên tên ông là Phan Văn Thiện, sau đổi ra Phan Thúc Duyện, hiệu Mi Sanh. Các đồng chí của ông thường gọi Phan Diện, nhân dân thì gọi cử Diện hoặc cử Phong Thử. Trong danh sách thi đỗ cử nhân ghi Phan Thúc Diễn. Sách Quốc triều Hương Khoa lục của Cao Xuân Dục chép tên ông phiên âm ra thành Phan Sung và quê ông là Phong Thiệm. Theo nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc thì đây là sự nhầm lẫn bởi Diện hay Diễn là do phát âm sai chữ Duyện, cũng như chữ Duyện và chữ Sung cũng như chữ Thử và chữ Thiệm có tự dạng gần giống nhau nên dễ lầm.


Ông đỗ Cử nhân khoa thi năm Canh Tý (1900)) tại trường Thừa Thiên, xếp hạng thứ 6 trong tổng số 42 người sau Huỳnh Thúc Kháng (thủ khoa), Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Lê Bá Trinh và Phan Thúc Vĩnh. Tuy nhiên, sau khi thi đỗ, ông không ra làm quan mà tích cực tham gia phong trào Duy Tân ngay tại quê nhà cùng với Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh,... Các ông cổ súy thực hành cải cách xã hội, "khai dân trí, chấn dân khí", lập ra các thương hội, nông hội, tài thực hội (hội trồng cây) nhằm phát triển kinh tế theo một hướng cải cách mới.
Năm 1906, ông cùng Lê Bá Trinh, Hồ Thanh Vân… đi khảo sát đất nhàn điền ở miền tây Quế Sơn, Đại Lộc và tổ chức khai hoang, lập đồn điền trồng cây công nghiệp. Ông là người sáng lập và điều hành Hội thương Phong Thử – một dạng hợp tác xã mua bán ngày nay – hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có quy mô hoạt động khá rộng, chỉ xếp sau Hội thương Hội An.
Mãi đến năm 1919, nhân người con trai của ông là Phan Mính, từng gia chiến trong Thế chiến thứ nhất, tốt nghiệp kỹ sư ở Pháp về làm việc ở Sài Gòn, đã làm đơn xin chính quyền thuộc địa ân xá cho ông và ông được trả tự do.
Năm 1930, ông được về lại quê hương, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của phong trào Duy Tân. Ông vào Phan Thiết lập "Nhân điền" (1932-1935), làm đường sắt và ga Phú Cang (1935-1937). Trở về lại quê hương Phong Thử, ông huy động xây dựng sân vận động Phong Thử (1937-1939), làm chợ Phong Thử, trường học Phong Thử (1939-1942)… biến Phong Thử thành một thị trấn nhỏ, trù phú, thịnh vượng ở vùng quê Quảng Nam.
Ông mất ngày 18 tháng 9 năm Giáp Thân (tức 3 tháng 11 năm 1944) tại quê nhà, hưởng thọ 72 tuổi.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Phan Thúc Duyện:

Phan Thúc Duyện (1873 - 1944)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Quý Dậu (tức 8 tháng 3 năm 1873), tại làng Phong Thử, tổng Đa Hòa, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam. Nguyên gốc thủy tổ là người Hoan Châu, giữa thế kỷ XVI vào Quảng Nam để khai hoang lập nghiệp, trải qua hơn 300 năm thì đến đời của ông. Nguyên tên ông là Phan Văn Thiện, sau đổi ra Phan Thúc Duyện, hiệu Mi Sanh. Các đồng chí của ông thường gọi Phan Diện, nhân dân thì gọi cử Diện hoặc cử Phong Thử. Trong danh sách thi đỗ cử nhân ghi Phan Thúc Diễn. Sách Quốc triều Hương Khoa lục của Cao Xuân Dục chép tên ông phiên âm ra thành Phan Sung và quê ông là Phong Thiệm. Theo nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc thì đây là sự nhầm lẫn bởi Diện hay Diễn là do phát âm sai chữ Duyện, cũng như chữ Duyện và chữ Sung cũng như chữ Thử và chữ Thiệm có tự dạng gần giống nhau nên dễ lầm.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->