Nhượng Tống sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Nhượng Tống

Trả lời:

Nhượng Tống sinh năm 1906.

Thân thế và sự nghiệp của Nhượng Tống:

Ông là người làng Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh ông là Hoàng Hồ, thi đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này. Ngoài người cha ruột, ông còn làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Sinh ra trong một gia đình Nho học, nên Nhượng Tống được học chữ Hán ngay từ nhỏ, sau mới tự học thêm chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Mặc dù học lực rất uyên bác, nhưng ông không có một văn bằng nào cả.


Năm 1921, báo Khai hóa ra đời, đã thấy ông có bài đăng trên báo ấy. Kể từ đó, ông lần lượt viết cho các báo: Nam thành, Thực nghiệp dân báo, Hồn cách mạng, Hà Nội tân văn...
Năm 1924, ông làm trợ bút cho tờ Thực nghiệp dân báo ở Hà Nội.
Năm 1926 Ông cùng cụ Đồ Lê (thân sinh đại tướng Lê Trọng Tấn) tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Chu Trinh tại đền thờ Hai Bà Trưng, có hàng vạn người tham dự.
Cuối năm 1926 hai anh em nhà giáo là Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài thành lập Nam Đồng thư xã trên đường Ngũ Xã (Hà Nội), chuyên xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước. Sau đó, Nhượng Tống đến tham gia, và trở thành một thành viên nòng cốt.
Thời gian ông viết và dịch hăng say nhất là khoảng thập niên 1940 với những truyện dịch cũng như tác phẩm khác.
Tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Song khác với Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Nguyễn Thái Học... Nhượng Tống chủ trương "hòa bình cách mạng", tức không ủng hộ tư tưởng "bạo lực cách mạng", dùng "sắt và máu để giành lại độc lập dân tộc."
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội. Ông là ủy viên trong Trung ương Đảng bộ với vai trò trọng yếu trong việc biên soạn văn thư tuyên truyền và huấn luyện đảng viên.
Năm 1929, theo kế hoạch của Nguyễn Thái Học, Nhượng Tống vào Huế gặp Phan Bội Châu, nhưng khi trở ra khi thì bị Pháp đón bắt. Hội đồng đề hình tuyên án ông 10 năm tù rồi đày ra Côn Đảo mãi đến năm 1936 mới được tha, nhưng vẫn chịu sự quản thúc tại quê nhà.
Khi ông đang ở nhà lao Côn Đảo, thì các đồng chí của ông tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930), nhưng bị thực dân Pháp đàn áp và khủng bố.
Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chống lại chính quyền Việt Minh và ủng hộ giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Ông làm cố vấn cho Tổng trấn Bắc phần Nghiêm Xuân Thiện. Nhưng rồi vì những mâu thuẫn trong giới chính khách Hà Nội, trong nội bộ Việt Nam Quốc dân Đảng, nên đầu năm 1949, ông lặng lẽ trở về hành nghề thầy thuốc Bắc tại 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.
Ngày 8 tháng 9 năm 1949, Nhượng Tống bị công an mật Việt Minh tên là Nguyễn Văn Kịch, người làng Mai Động, Quỳnh Lôi, ngoại thành Hà Nội ám sát tại Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Nhượng Tống:

Nhượng Tống (1906 - 1949)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là người làng Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh ông là Hoàng Hồ, thi đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này. Ngoài người cha ruột, ông còn làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Sinh ra trong một gia đình Nho học, nên Nhượng Tống được học chữ Hán ngay từ nhỏ, sau mới tự học thêm chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Mặc dù học lực rất uyên bác, nhưng ông không có một văn bằng nào cả.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->