Nguyễn Xuân Ôn sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Nguyễn Xuân Ôn

Trả lời:

Nguyễn Xuân Ôn sinh năm 1825.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Xuân Ôn:

Từ nhỏ, vốn thông minh ham học, nhưng vì ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, mẹ mất sớm phải đến ở với bà nội, nên đi học muộn. Năm Giáp Thìn (1844), ông đỗ tú tài lúc 18 tuổi, nhưng rồi lận đận mãi đến năm 42 tuổi, ông mới đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau, ông mới đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1871) cùng khoa với Nguyễn Khuyến và Phó bảng Lê Doãn Nhã, người bạn đồng hương sau này cộng tác đắc lực với ông trong cuộc khởi nghĩa.


Năm Kỷ Mão (1879), Nguyễn Xuân Ôn lại gửi tấu sớ về kinh, trình bày mọi điều lợi hại thời bấy giờ (nhấn mạnh việc nên chọn những người có dũng lược để làm rường cột).
Năm Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882), ông lại gửi tấu sớ xin được đi kinh ký miền thượng du, để chọn nơi lập đồn điền và sơn phòng. Cũng trong năm ấy, nghe tin thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai, khi này Nguyễn Xuân Ôn đã đổi về làm Án sát Quảng Bình, liền bài tâu xin được về quê nhà để tập hợp tráng đinh chống Pháp và động viên tinh thần của nhân dân.
Năm 1883, ông lại làm bài tâu điều trần các việc nên làm, gồm 4 việc: xin hợp các tỉnh nhỏ thành trấn lớn, xin dời các tỉnh thành, xin bớt tiêu dùng để sung vào quân nhu, xin dứt việc hòa hảo với Pháp để khích lệ lòng người. Cũng trong năm này, trước khi bị sa thải, ông còn gửi thêm về triều bài tâu xin đình hoãn án kiện và trù tính thời sự.
Tháng Năm năm Ất Dậu (Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885), kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn rồi hạ dụ Cần Vương, ông được Phụ chính Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua) cử làm An-Tĩnh Hiệp thống quân vụ đại thần, có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh giúp vua, cứu nước.
Ngày 2 tháng 4 năm Đinh Hợi (25 tháng 7 năm 1887), nhờ chỉ điểm, quân Pháp bất ngờ tập kích Đồng Nhân (nay là thôn Đồng Đức, xã Mã Thành, huyện Yên Thành), nơi ông đang nằm dưỡng thương sau trận Xóm Hố. Bị đột kích bất ngờ, không kịp tự sát, ông bị đối phương bắt được rồi lần lượt trải qua các nhà lao ở Diễn Châu (Nghệ An), Vinh, Hải Dương, Huế.
rong thời gian bị cầm cố khổ sở, năm Mậu Tý (1888), thời vua Đồng Khánh, ông có gửi Lời trình về Bộ kêu oan về việc ông tuân theo dụ Cần vương của vua Hàm Nghi, mà bị kết án là đã tham gia "đảng ngụy"; đồng thời gửi thư cho các bạn đồng liêu ở kinh nhờ có lời bênh vực cho mình. Tuy vậy, đến khi vua Thành Thái lên thay (1889), Nguyễn Xuân Ôn mới được ân xá nhưng không cho về quê, vì sợ ông lại tổ chức kháng Pháp. Bị quản thúc ở Huế, chẳng bao lâu sau ông lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 64 tuổi (1889).

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Nguyễn Xuân Ôn:

Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Từ nhỏ, vốn thông minh ham học, nhưng vì ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, mẹ mất sớm phải đến ở với bà nội, nên đi học muộn. Năm Giáp Thìn (1844), ông đỗ tú tài lúc 18 tuổi, nhưng rồi lận đận mãi đến năm 42 tuổi, ông mới đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau, ông mới đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1871) cùng khoa với Nguyễn Khuyến và Phó bảng Lê Doãn Nhã, người bạn đồng hương sau này cộng tác đắc lực với ông trong cuộc khởi nghĩa.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->