Ngô Vĩnh Long mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Ngô Vĩnh Long

Trả lời:

Ngô Vĩnh Long mất năm 2022.

Thân thế và sự nghiệp của Ngô Vĩnh Long:

Ngô Vĩnh Long (1944 – 2022), là nhà giáo dục, học giả của Việt Nam.


Ông sinh ngày 10 tháng 4 năm 1944 tại tỉnh Vĩnh Long, cha của ông là người quê Từ Sơn, Bắc Ninh di cư vào Nam sinh sống, cha ông từng hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông qua đời ngày 12-10-2022 tại Bangor, Maine, Mỹ.

Đỗ tú tài với điểm rất cao, Ngô Vĩnh Long là lứa đầu tiên tham gia phong trào sinh viên yêu nước ở Sài Gòn, biểu tình chống chế độ Nguyễn Khánh. Cùng lúc ấy, ông thi lấy học bổng của Trường Đại học Harvard (Harvard college), và người Việt Nam duy nhất thi đỗ là ông. Lúc đó chưa có người Việt Nam nào học ở Harvard.

Vào năm 1964 ông sang Hoa Kỳ du học, sự kiện đáng nhớ nhất trong thời trẻ ở đây là việc cùng với một nhóm các sinh viên Việt Nam khác vào ngày 10.2.1972 đã chiếm giữ toà lãnh sự của chính quyền Sài Gòn ở New York trong lúc các nhân viên chính quyền Sài Gòn đang ăn trưa nhằm đưa ra các tuyên bố với thế giới những đòi hỏi của nhân dân Việt Nam…
Sự ra đi của giáo sư Ngô Vĩnh Long để lại niềm thương tiếc khôn nguôi. Không chỉ là một tấm gương tận tụy cống hiến của một nhà giáo, một sử gia, ông còn là một trí thức dấn thân cho quê hương từ thuở sinh viên cho đến lúc thành đạt.
Ngô Vĩnh Long qua đời ở Mỹ vào ngày 12-10 vì bạo bệnh đến với thân hữu và học trò của ông vào tối qua, thật bàng hoàng.

Mấy hôm trước qua email gởi cho nhóm trí thức bạn bè, giáo sư Long báo sức khỏe ông kém đi làm mọi người rất lo lắng. Bạn bè động viên ông, khuyên ông giảm bớt công việc. Vậy mà, tin buồn đã đến quá nhanh.

Người bạn thân thiết của ông - tiến sĩ Vũ Quang Việt (New York) - đau xót nói với thân hữu: Xin báo anh Long vừa mới mất đêm qua. Như vậy, tôi đoán là anh đi rất nhẹ nhàng, vì sáng tôi còn nói chuyện với anh và thấy giọng còn mạnh mẽ.

Giáo sư Trần Văn Thọ (Tokyo) chia sẻ qua email: Sáng nay nghe anh nói bệnh tình đã trầm trọng, không cứu được nữa, ai cũng mong bác sĩ chẩn đoán sai. Nhưng cuối cùng chúng ta đã mất anh. Thương tiếc vô cùng!

Bà Phạm Chi Lan (Hà Nội) nhận xét: Vậy là anh ấy đã làm việc đến những ngày cuối cùng, dù đang rất mệt, và đã ra đi rất nhanh, quá nhanh, quá đột ngột! Anh Long ơi, cầu mong anh yên nghỉ nơi Vĩnh hằng. Thương tiếc anh lắm lắm.

Giáo sư Cao Huy Thuần (Paris) hồi tưởng: Ai đã một lần gặp anh Ngô Vĩnh Long không quên được phong thái hòa nhã, hiền hậu và những câu nói cùng nụ cười hóm hỉnh, ý nhị của anh.


Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ về lịch sử Đông Á và các ngôn ngữ Viễn Đông tại trường ĐH Harvard, ông làm Tổng Giám đốc Trung tâm tài liệu VN ở Cambridge và hiện nay là giảng viên tại trường đại học Maine. Năm 2000-2001, ông về dạy tại Việt Nam theo chương trình Fulbright, dạy về lịch sử của sự phát triển kinh tế ở Đông và Đông Nam Á từ khi thế chiến thứ Hai chấm dứt và lịch sử của quan hệ quốc tế ở Đông và Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh.
Sau khi thoát khỏi nguy cơ bị bắt ở Việt Nam vì quan điểm phản chiến, Ngô Vĩnh Long trở thành người Việt phản chiến nổi bật nhất tại Mỹ.

Ngô Vĩnh Long là một học giả người Mỹ gốc Việt tích cực tham gia chính trị, đồng thời là một cây bút rất sung sức. Trong và sau Chiến tranh Việt Nam, tính thẳng thắn đã khiến ông thường xuyên bị đe dọa và thậm chí đã có lần bị ám sát hụt. Ngày 12/10 vừa rồi, ông qua đời tại Bệnh viện Thánh Joseph ở Bangor, Maine, hưởng thọ 78 tuổi.


Nguyên nhân là bệnh ung thư gan – Ngô Vĩnh Hội, con trai ông – cho biết.

Trước khi trở thành giáo sư sử học tại Đại học Maine, Ngô Vĩnh Long là sinh viên Việt Nam đầu tiên theo học tại Đại học Harvard vào những năm 1960, sau khi tránh được việc bị bắt giữ ở Việt Nam, nơi ông đã khiến chính quyền Nam Việt Nam tức giận vì dám lên tiếng và biểu tình phản đối chiến tranh.

Trong những thập niên sau đó, ông tiếp tục hoạt động chính trị tại Mỹ và đã bị tấn công bởi những lời chỉ trích gay gắt mà ông cho rằng đã gây đau đớn và làm tổn hại đến sự nghiệp của ông.

Ngô Vĩnh Long đã thu hút sự chú ý ngay khi ông hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Logan ở Boston vào tháng 10/1964, khi ông cảnh báo các phóng viên rằng, dù có mất bao lâu đi chăng nữa, “người Việt Nam cũng sẽ không nhượng bộ”.

Đó là những lời lẽ khiêu khích và mang tính dự báo trong những năm đầu của cuộc chiến, và ông đã nhanh chóng trở thành người Việt Nam nổi bật nhất tại Mỹ trong chiến dịch phản chiến.

Ông bắt đầu đi diễn thuyết khắp nước Mỹ ngay trong năm đầu tiên đến Harvard, theo một chương trình giảng dạy về phản chiến, tham gia nhiều buổi diễn thuyết (teach-ins) với hai nhà hoạt động nổi tiếng Howard Zinn và Noam Chomsky.

“Ông ấy nói và viết để phản đối chiến tranh vào thời điểm thậm chí còn chưa có nhiều người Việt Nam sống ở Mỹ,” sử gia Christian G. Appy viết về Ngô Vĩnh Long trong cuốn lịch sử truyền miệng, Patriots: The Vietnam War Remembered From All Sides (Những người yêu nước: Chiến tranh Việt Nam từ mọi góc nhìn)

Chưa đầy một năm sau khi đến Mỹ, Ngô Vĩnh Long đã hỗ trợ các sinh viên Harvard tham gia một cuộc biểu tình phản chiến lớn ở Washington, D.C.

Sau đó, khi vẫn còn là nghiên cứu sinh, vào tháng 02/1972, ông tham gia vụ chiếm đóng lãnh sự quán Việt Nam Cộng hòa tại New York.

Tại Harvard, ông có các buổi thảo luận riêng với hai giáo sư, Samuel Huntington và Henry Kissinger, những người đóng vai trò nổi bật trong việc hoạch định chính sách của Mỹ ở Việt Nam, thách thức quan điểm ủng hộ chiến tranh của họ.

“Tôi đã cố gắng chứng minh với họ rằng Mỹ chỉ có thể thắng cuộc chiến bằng cách hủy diệt Việt Nam hoàn toàn, và họ không nên làm điều đó,” ông nói với Appy. “Cả Huntington và Kissinger đều nói, ‘Long, cậu thực sự quá ngây thơ. Mỗi quốc gia, giống như mỗi con người, đều có ngưỡng chịu đựng, Việt Nam cũng vậy thôi.’’”

Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, khi hàng trăm ngàn người Việt tị nạn tràn đến Mỹ, Ngô Vĩnh Long đã trở thành mục tiêu bị chính những đồng bào Việt Nam của ông đe dọa, một vài người trong nhóm này cáo buộc ông ủng hộ chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Năm 1981, trong một buổi nói chuyện tại Harvard về Việt Nam thời hậu chiến, hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã tụ tập để lên án và ném bom xăng vào Ngô Vĩnh Long, nhưng may là chúng không phát nổ. Vị giáo sư liên tục nhận những lời dọa giết, và trong suốt một năm sau đó, ông đã phải liên tục thay đổi nơi ở.

Lời lẽ của Ngô Vĩnh Long dường như có chủ đích kích động.

“Chính phủ này đã trở thành một trong những chế độ đàn áp nhất trên thế giới, vì những tội ác mà họ đang gây ra ở Việt Nam,” ông nói tại một cuộc biểu tình ở Đại học Nam Illinois vào ngày 28/04/1972, nơi ông được ‘chào đón’ bằng những câu khẩu hiệu như “Đả đảo Ngô Vĩnh Long!”

“Tôi đã trở thành tâm điểm của tất cả những sự thù hận và những vụ tấn công,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Writing Vietnam, một hội thảo tổ chức vào năm 1999 tại Đại học Brown. “Vậy nên, trong 20 năm tiếp theo, từ 1975 đến 1995, cuộc sống của tôi là địa ngục.”

Ông nói rằng những lời chỉ trích đã làm tổn hại đến sự nghiệp của mình, nhưng “đó là cái giá mà bạn phải trả khi bạn muốn trở nên có ích”.

Ngô Vĩnh Long sinh ngày 10/10/1944, tại tỉnh Vĩnh Long, miền Nam Việt Nam, và được đặt tên theo nơi sinh của ông. Cha ông, Ngô Ngọc Tùng, là nhân viên đường sắt, người đã cùng với mẹ ông, Hồ Thị Ngọc Viên, kêu gọi phản đối chiến tranh.

Cha mẹ ông thường xuyên phải trốn chạy, để cậu con trai Long chăm sóc cho 7 đứa em của mình. Tám anh em đã phải vật lộn để tự kiếm ăn, “có lẽ đó là lý do tại sao tôi thấp hơn bố tôi khoảng 15 – 18 cm.”

Ông cho biết, hồi năm lên sáu, ông đã cùng cha đi bộ 160 km đến thủ đô Sài Gòn để tìm những cuốn sách viết bằng tiếng Anh. Họ đã mua tiểu thuyết của Charles Dickens, sau đó quay về nhà và dành một năm để đọc hết cuốn “Những kỳ vọng lớn lao.”

“Chúng tôi đã học thuộc từng từ, từng câu, từng trang,” ông chia sẻ trong cuốn lịch sử truyền miệng. “Đó là cách tôi học tiếng Anh.”

Năm 16 tuổi, Ngô Vĩnh Long được thuê để đi khắp Việt Nam, cùng với một nhóm làm bản đồ cho quân đội Mỹ.

Sự tàn phá và bất công mà ông chứng kiến đã khiến ông chống lại chiến tranh, và vào năm 1962, ông từ chức và tham gia một phong trào phản chiến của sinh viên. Đối mặt với nguy cơ bị bắt, ông đã viện đến sự giúp đỡ của các quan chức Mỹ mà ông kết bạn để có được thị thực xuất cảnh rời Việt Nam.

Để duy trì tư cách sinh viên, theo đó cho phép ông ở lại Mỹ, Ngô Vĩnh Long đã trì hoãn việc hoàn thành chương trình học của mình tại Harvard, mãi đến năm 1978 mới lấy bằng Tiến sĩ về Lịch sử Đông Á và Ngôn ngữ Viễn Đông. Ông trở thành thường trú nhân Mỹ vào năm 1976, sau đó trở thành công dân Mỹ vào năm 1991.

Năm 1985, ông bắt đầu công việc giảng dạy toàn thời gian đầu tiên của mình, là giáo sư lịch sử tại Đại học Maine, đồng thời vẫn phát biểu và xuất bản về các vấn đề liên quan đến Việt Nam và khu vực.

Trong số hàng trăm công trình đã xuất bản của ông có các chuyên khảo như Before the Revolution: The Vietnamese Peasants Under the French (Trước Cách mạng: Nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc) và Vietnamese Women in Society and Revolution: The French Colonial Period (Phụ nữ Việt Nam trong xã hội và cách mạng: Thời kỳ Pháp thuộc.)

Ông đã gặp và kết hôn với người vợ đầu tiên của mình, Nguyễn Hội Chân, khi đang học tại Harvard, còn bà là một sinh viên Việt Nam tại Đại học Radcliffe. Họ ly hôn vào năm 1992. Năm 1998, ông kết hôn với người vợ thứ hai, Nguyễn Mai Hương, và sống cùng bà cho đến nay.

Những người còn lại trong gia đình ông gồm Ngô Vĩnh Hội, con trai, và Ngô Thái Ân, con gái, từ cuộc hôn nhân đầu tiên, cùng với hai con trai từ cuộc hôn nhân thứ hai, Ngô Vĩnh Thiện và Ngô Vĩnh Nhân; ngoài ra còn có hai người cháu.

Trong những năm qua, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thường xuyên về Việt Nam giảng dạy và thuyết trình. Trong năm học 2000-2001, ông đã giảng dạy một số khóa học tại Hà Nội với tư cách là học giả Fulbright.

Trong bài đăng cuối cùng của mình trên Facebook, chỉ 11 ngày trước khi mất, ông mô tả lại một căn bệnh về mắt chưa được chẩn đoán, vốn đã khiến ông giảm thị lực.

“Cái khổ là mùa thu nầy lá cây sẽ rất rực rỡ, nhưng tôi không biết tôi có thể đi chụp ảnh hay không,” ông viết.
Từ năm 1968 đến 1975 ông đã viết trên 300 công trình lớn nhỏ, trong đó có ba cuốn sách. Cuốn sách 300 trang viết và được Viện MIT danh tiếng xuất bản năm 1968 rất đáng giá trong việc nghiên cứu nông thôn Việt Nam, cuốn ‘The Vietnamese Peasants under the French" (Người nông dân Việt Nam dưới chế độ Pháp thuộc)

Những năm gần đây, cũng như một số trí thức Việt kiều khác ông cũng đã có nhiều bài viết về những vấn đề phát triển của Việt Nam với khu vực, nhất là với những sự kiện ngoại giao đa phương

Ngoài các bài viết trên báo chí Việt Nam. Cũng như các trí thức Việt kiều khác, ông còn thường xuyên về nước tham gia các cuộc tọa đàm với những học giả trong nước về các vấn đề xã hội và tham gia các cuộc hội thảo với các trường đại học trong nước về những vấn đề thời sự nóng bỏng trên thế giới hiện nay mà sẽ có những ảnh hưởng lớn đến kinh tế của một số quốc gia cũng như Việt Nam.
Sự ra đi của giáo sư Ngô Vĩnh Long để lại niềm thương tiếc khôn nguôi. Không chỉ là một tấm gương tận tụy cống hiến của một nhà giáo, một sử gia, ông còn là một trí thức dấn thân cho quê hương từ thuở sinh viên cho đến lúc thành đạt.
giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở Mỹ vào ngày 12-10 vì bạo bệnh đến với thân hữu và học trò của ông vào tối qua, thật bàng hoàng.

Mấy hôm trước qua email gởi cho nhóm trí thức bạn bè, giáo sư Long báo sức khỏe ông kém đi làm mọi người rất lo lắng. Bạn bè động viên ông, khuyên ông giảm bớt công việc. Vậy mà, tin buồn đã đến quá nhanh.

Người bạn thân thiết của ông - tiến sĩ Vũ Quang Việt (New York) - đau xót nói với thân hữu: Xin báo anh Long vừa mới mất đêm qua. Như vậy, tôi đoán là anh đi rất nhẹ nhàng, vì sáng tôi còn nói chuyện với anh và thấy giọng còn mạnh mẽ.

Giáo sư Trần Văn Thọ (Tokyo) chia sẻ qua email: Sáng nay nghe anh nói bệnh tình đã trầm trọng, không cứu được nữa, ai cũng mong bác sĩ chẩn đoán sai. Nhưng cuối cùng chúng ta đã mất anh. Thương tiếc vô cùng!

Bà Phạm Chi Lan (Hà Nội) nhận xét: Vậy là anh ấy đã làm việc đến những ngày cuối cùng, dù đang rất mệt, và đã ra đi rất nhanh, quá nhanh, quá đột ngột! Anh Long ơi, cầu mong anh yên nghỉ nơi Vĩnh hằng. Thương tiếc anh lắm lắm.

Giáo sư Cao Huy Thuần (Paris) hồi tưởng: Ai đã một lần gặp anh Ngô Vĩnh Long không quên được phong thái hòa nhã, hiền hậu và những câu nói cùng nụ cười hóm hỉnh, ý nhị của anh.
Qua những lần gặp giáo sư, tôi được biết bản thân ông là người Sài Gòn, lớn lên ở khu Bàn Cờ từ những năm 1950. Ngay gia đình ông cũng là một điển hình dòng máu pha trộn ba miền phản ánh nhiều đặc điểm lịch sử truân chuyên của đất nước.
Cha ông là người Bắc Ninh, mẹ ông là người Huế, gia đình vào Nam sinh sống từ sớm. Bốn anh em ông sống trong xóm nghèo, nhà tranh vách đất, đều cố gắng học hành.

Theo một cuộc phỏng vấn của báo Lao Động vào năm 2022, giáo sư Ngô Vĩnh Long thổ lộ từ nhỏ ông đã học giỏi tiếng Anh, đi phụ việc cho người Mỹ làm bản đồ khắp miền Nam và một phần Campuchia, Lào vào những năm 1959 - 1963.

Sau khi đỗ tú tài xuất sắc, năm 1964, ông giành được học bổng đi học tại Đại học Harvard và mặc dù tham gia phong trào sinh viên chống độc tài Nguyễn Khánh nhưng ông đã được những người Mỹ quen biết trợ giúp để được phép xuất cảnh đi học.

Song ngay khi đặt chân lên đất Mỹ, ông vừa học, vừa tham gia phong trào chống chiến tranh. Tiến sĩ Vũ Quang Việt - du học sinh ở Mỹ từ năm 1968 và cùng tham gia phong trào với ông - cho biết:

Dù yêu thích nghiên cứu, nhưng anh Long vẫn không quên bổn phận đối với Tổ quốc! Đó là làm sao chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình và hòa giải giữa người Việt Nam. Tờ báo mang tên "Thời báo Gà" ở Harvard ra đời sau những năm 1968 là nhằm vận động anh chị em sinh viên Việt Nam tham gia phong trào ngăn chặn chiến tranh, với châm ngôn rất rõ "gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau".

Ông Việt nói giáo sư Long là một trong số rất ít người có sách xuất bản ngay từ thời còn là sinh viên, chỉ bốn năm sau khi tới Mỹ. Đó là cuốn Before the Revolution: The Vietnamese Peasants under the French (Trước Cách mạng: Người nông dân Việt Nam trong chế độ Pháp thuộc) do Đại học MIT xuất bản năm 1968.

Năm 1978, giáo sư Ngô Vĩnh Long hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đông Á và các ngôn ngữ vùng Viễn Đông. Ông tham gia nghiên cứu và giảng dạy về Đông Á và Việt Nam, là một chuyên gia uy tín trên nhiều giảng đường và diễn đàn khoa học và quốc tế.

Sau chiến tranh, ông về Việt Nam nhiều lần, thực hiện nhiều chuyến điền dã và đóng góp nhiều ý kiến cho đất nước. Ông còn tham gia giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Từ năm 1985, ông là giáo sư giảng dạy tại khoa lịch sử Trường đại học Maine (tiểu bang Maine, Mỹ).

Trong 20 năm trở lại đây, giáo sư Ngô Vĩnh Long cùng các thân hữu là trí thức ở nhiều nước tham gia sáng lập các cuộc "Hội thảo hè" làm tại Việt Nam và nước ngoài để tạo thêm cơ hội cho trí thức trong và ngoài nước trao đổi cởi mở về các vấn đề kiến thiết đất nước với tinh thần xây dựng và "gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau".

Qua Facebook, ông chia sẻ nhiều bài viết, tâm sự nặng tình quê hương, những bức ảnh chụp rất đẹp về thiên nhiên và con người cho thấy không chỉ tài năng nghệ thuật mà hơn cả là tấm lòng nhân văn của tác giả.
Lần cuối, tôi được hân hạnh gặp giáo sư Ngô Vĩnh Long tại một cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Đại học Yale (Mỹ) năm 2016. Giáo sư Long cùng với nhiều trí thức ở hải ngoại đã kiên trì tham gia tìm kiếm nhiều tư liệu lịch sử quý báu và lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

Tôi rất tâm đắc lời ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với báo chí: Người thầy không có tiền bạc, nhưng có cái lớn hơn là bỏ cả cuộc đời mình để đầu tư cho thế hệ tương lai của một dân tộc, một đất nước, thậm chí là cả thế giới. Đó là niềm vinh quang và hạnh phúc của người thầy mà không phải nghề nào cũng có được. Giáo dục không chỉ đào tạo những người lao động mà còn đào tạo công dân và những con người có trách nhiệm cao với dân tộc, quốc gia và cả thế giới.

Chia tay giáo sư Ngô Vĩnh Long, tôi còn món nợ lớn chưa kịp hỏi ông nhiều về chuyện lịch sử Sài Gòn, trong đó có xóm Bàn Cờ mà nhiều người là "đồng hương" với ông...

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Ngô Vĩnh Long:

Ngô Vĩnh Long (1944 - 2022)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Ngô Vĩnh Long (1944 – 2022), là nhà giáo dục, học giả của Việt Nam.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->