Lý Đạo Thành mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Lý Đạo Thành

Trả lời:

Lý Đạo Thành mất năm 1081.

Thân thế và sự nghiệp của Lý Đạo Thành:

Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.


Xuất thân từ châu Cổ Pháp (Bắc Ninh – quê hương của nhà Lý), cha là Lý Kính, mẹ là Tạ Cẩn và có quan hệ thân tộc với nhà Lý (hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm), ông sống vào thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Theo Thần phả nhà Lý, ông sinh ra thông minh, dĩnh dị, tướng mạo khác thường, ba tuổi đã biết lễ nghĩa, tính hay kính nhường, 7 tuổi nhập học, 13 tuổi đã thông kinh tử tập, lại giỏi cả võ nghệ, chúng bạn đều khen là thần đồng. Chính vì những đức tính bẩm sinh này đã làm nên một Lý Đạo Thành, một trụ cột phò tá triều đình nhà Lý.

Dưới thời Lý Thánh Tông (1054 – 1072), với tính cách cương trực, là một vị quan liêm khiết, tài đức vẹn toàn, ông được vua yêu mến và được phong đến chức Thái sư, cùng với nguyên phi Ỷ Lan lo việc triều chính mỗi khi Lý Thánh Tông đem quân dẹp loạn. Nhưng cũng vì tính cách khá bộc trực nên cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử vì những tranh chấp trong triều đình; dù có lúc lên lúc xuống nhưng Lý Đạo Thành luôn giữ được một tấm lòng thanh khiết, trung thành tuyệt đối với triều đình và tận lực phục vụ đất nước.

Năm 1072, Lý Đạo Thành trực tiếp nhận việc ký thác của vua Lý Thánh Tông trước khi băng hà. Sau khi Lý Thánh Tông mất, trong triều đình diễn ra cảnh tranh chấp quyền lực giữa Thượng Dương Thái hậu (Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) và Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Đạo Thành đứng về phía Thượng Dương Thái hậu và cũng do tính trực ngôn nên trong một số việc ông đã làm trái ý Ỷ Lan. Năm 1073, sau khi nắm được quyền nhiếp chính lần hai (lúc này vua Lý Nhân Tông mới 8 tuổi), Ỷ Lan đã gián Lý Đạo Thành xuống chức Tả Gián nghị Đại phu, về coi sóc việc ở châu Nghệ An.

Dù làm quan ở Nghệ An nhưng lúc nào ông cũng nghĩ đến việc triều chính và vẫn giữ trọn tấm lòng trung quân ái quốc, đóng góp nhiều cho đất nước. Tại đây, ông đã lập Viện địa tạng trong miếu vương thánh, đặt tượng Phật và bài vị của vua Lý Thánh Tông mà thờ phụng, bày tỏ lòng trung thành và thể hiện nổi u uất của một vị quan thanh liêm vì trực tính trực ngôn nên không được tin dùng, một nhân tài không có điều kiện góp sức mình cho dân cho nước.

Năm 1074, trước nguy cơ xâm lược từ nhà Tống đang đến gần, Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã cùng với danh tướng Lý Thường Kiệt mời Lý Đạo Thành trở lại triều đình giúp sức, ông được phong trở lại chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự (tham gia bàn việc nước). Với đức tính của mình, việc triều đình là một sự mong mỏi của chính ông và đó cũng là sự mong muốn của đất nước. Cái bắt tay của 3 nhân vật quyền lực là Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành đã đem đến một sự đoàn kết trong triều đình, tạo nên sự đoàn kết thống nhất từ trong nhân dân vì mục tiêu đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.

Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1077 – 1078), trong khi Lý Thường Kiệt là chỉ huy của chiến tuyến Như Nguyệt thì Lý Đạo Thành lo việc triều chính, coi việc quan lại, góp sức mình vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Trong Lịch triều Hiến chương loại chí có viết về ông như sau: “Năm Thái Ninh thứ 3 (1074) lại được triệu về làm Thái phó, Bình chương Quân quốc Trọng sự, ông giúp rập nhà vua, hết lòng với hoàng gia. Khi trước, Lý Thượng Cát cậy mình được thân yêu, bàn chõ vào việc chính, ông không hòa hiệp với y, mới bị bổ ra ngoài. Đến khi lại vào giúp chính sự, ông hết lòng sắp đặt. Việc chính trị trong triều, kế hoạch ngoài biên, ông giúp ích rất nhiều”.

Năm 1081, Lý Đạo Thành mất, mọi người đều thương tiếc. Vua Lý Nhân Tông ghi nhận công lao của ông nên sai người đến nhà tế lễ và phong ông là “Đạo Thành đại vương Thượng đẳng thần”. Nhà vua còn truyền lệnh nơi nào lúc trước Lý Đạo Thành đến dạy dỗ, giáo hóa và sau này có lễ nghĩa thì được đón mỹ tự về lập miếu phụng thờ. Nhân dân ghi nhớ công ơn ông nên có nhiều nơi lập thờ ông làm Thành hoàng.

Hiện nay, việc xác định năm sinh mất của ông chủ yếu dựa vào thần phả và chính sử. Như vậy thì Lý Đạo Thành được xác định là sinh năm 1053 và mất năm 1081, lúc ấy ông mới 28 tuổi. Sự ra đi sớm của một con người tài đức, liêm khiết, chính trực và hết lòng trung quân ái quốc như Lý Đạo Thành làm mất đi một nhân tài của triều Lý và một vị quan thanh liêm của nhân dân.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lý Đạo Thành:

Lý Đạo Thành (1053 - 1081)

  • 2 thg 9, 2014
  • 150

Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->