Lê Đức Anh mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Lê Đức Anh

Trả lời:

Lê Đức Anh mất năm 2019.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Đức Anh:

Lê Đức Anh (1 tháng 12 năm 1920 - 22 tháng 4 năm 2019), tên khai sinh là Lê Văn Giác, bí danh là Nguyễn Phú Hòa, Sáu Nam, là Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992–1997. Trước đó ông từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987–1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1986–1987).


Ông nội Lê Đức Anh là Lê Thảng (6 tháng 11 năm 1861 – 11 tháng 5 năm 1939), quê quán tại Truồi, làng Bàn Môn, Lộc An, Phú Lộc,Thừa Thiên Huế. Cụ Lê Thảng là nông dân, từng tham gia Phong trào Cần Vương. Cụ Lê Thảng kết hôn với bà Cung Thị Quyến sinh ra được 6 người con, 2 trai và 4 gái, trong đó có Lê Quang Túy (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1885), con trai cả, là thân phụ Lê Đức Anh. Lê Quang Túy kết hôn với bà Lê Thị Thoa (sinh năm 1886) sinh ra Lê Văn Giác, chính là tên khai sinh của ông, vào ngày 1 tháng 12 năm 1920 tại một căn nhà tranh của cha mẹ nuôi cụ Lê Quang Túy ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lê Quang Túy và bà Lê Thị Thoa có với nhau 13 người con, tất cả đều sinh ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, Huế, 4 người mất từ lúc còn nhỏ, còn 9 người, 2 trai và 7 gái[2][4]. Lê Văn Giác là con thứ 7 trong 9 người con. Lê Hữu Độ, anh trai Lê Văn Giác, sau này là cán bộ phụ trách trại chăn nuôi của Bộ Công an Việt Nam. Lê Văn Giác có 3 người chị gái đã mất là Lê Thị Ngọc Tỷ, Lê Thị Kha, Lê Thị Hiệp và 2 em gái là bà Lê Thị Thể (làm nghề buôn bán ở thành phố Đà Nẵng) và bà Lê Thị Xoan (công tác tại Trường Trung cấp Y tế Huế, đã nghỉ hưu và hiện đang sống tại Huế).

Ông Lê Thảng và ông Lê Quang Túy có thêm nghề thầy thuốc nên cuộc sống gia đình ông đỡ vất vả hơn người dân trong làng, vốn rất nghèo. Tuy vậy, ông bà Lê Quang Túy gia đình đông con nên phải vừa làm ruộng, vừa chữa bệnh, vừa đi làm thuê để kiếm sống.

Lê Văn Giác thông minh nên được ưu tiên ăn học. Lên 5 tuổi, cậu được học chữ Nho tại nhà. Từ 6 tuổi đến 10 tuổi, Lê Văn Giác học chữ Quốc ngữ ở làng Dưỡng Mong và Trường An Lương Đông, huyện Phú Lộc. Sau một trận dịch bệnh đậu mùa, Lê Văn Giác bị hỏng mắt trái, chân yếu không thể đi lại. Cậu phải tập luyện một năm mới trở lại bình thường. Vào năm đầu tiên đi học, cha mẹ Lê Văn Giác đổi tên cho cậu thành Lê Đức Anh theo lời khuyên của thầy giáo để cậu được ngồi bàn đầu tiên để nhìn cho rõ vì mắt kém.

Vào năm 11 tuổi, ông được cho ra học tiểu học ở thành Vinh, Nghệ An dưới sự nuôi dạy của chị gái Lê Thị Hiệp (tức Nở) và anh rể Trần Quát, người cùng làng, làm nghề dạy học ở thành Vinh. Ông học chương trình tiểu học bằng tiếng Pháp. Sau khi xong tiểu học, cậu trở về Phú Vang, Huế làm nông giúp cha mẹ.

Năm 15 tuổi, ông làm gia sư dạy chữ Quốc ngữ cho một số trẻ em làng Dưỡng Mong, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhận xét về tính cách của ông, theo lời thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Lê Đức Anh là người rất khắt khe, nguyên tắc trong công việc; ít nói, lắng nghe cấp dưới một cách tập trung, chăm chú; ghét tính dối trá, cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Theo Luật sư Cù Huy Hà Vũ (con trai cố nhà thơ Cù Huy Cận), Lê Đức Anh là người tiết kiệm và chân thành.
Năm 1937, 17 tuổi, Lê Đức Anh bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp. Tháng 5 năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1944, Lê Đức Anh tổ chức và Phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh. Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông tổ chức lực lượng gồm 300 người, trang bị vũ khí vừa thu được và giáo mác, tầm vông... dần qua với thị xã Thủ Dầu Một tham gia tổng khởi nghĩa.

Tháng 8 năm 1945, ông nhập ngũ, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng 10 năm 1948 đến năm 1950, ông là tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ năm 1951 đến 1954, giữ chức tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng bộ tư lệnh Nam Bộ.
Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc.

Tháng 5 năm 1955, ông được cử giữ chức Cục phó Cục Tác chiến, rồi Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam; hàm Đại tá (1958)

Từ tháng 8 năm 1963, ông giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 2 năm 1964, ông được điều vào Nam với bí danh Sáu Nam, giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam.
Năm 1980, Trung tướng Lê Đức Anh đặt chân lên Campuchia với trọng trách tái thiết Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam.Cũng trong năm 1980, ông được phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng. Năm 1981, khi đang giữ chức Tư lệnh Quân khu 7, ông được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia.

Năm 1983, khi Lê Đức Anh đang điều trị mắt ở Liên Xô thì được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gọi về để lo vụ đánh địch ngầm ở Siem Reap. Lê Đức Anh giải quyết êm đẹp vụ này.

Năm 1984, ông được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng và được Bộ Chính trị chỉ định làm Uỷ viên Hội đồng Quân sự Bộ Quốc phòng.

Tháng 12 năm 1986, Lê Đức Anh được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 16 tháng 11 năm 1967, thân mẫu ông là cụ Lê Thị Thoa qua đời đúng lúc Lê Đức Anh đang chuẩn bị cho Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Bộ Chỉ huy miền Nam.

Năm 1969, Lê Đức Anh được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9.

Ngày 23 tháng 6 năm 1969, thân phụ ông là cụ Lê Quang Túy mất khi Lê Đức Anh đang chỉ huy chiến trường miền Tây Nam Bộ.

Cuối năm 1974, ông được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Cũng trong năm này, ông và Đồng Sĩ Nguyên được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Trong 11 năm tham gia đánh Mỹ, ông đã trực tiếp chỉ huy 4 trận đánh lớn:

Mùa khô năm 1966 – 1967, tướng Lê Đức Anh trực tiếp chỉ đạo đánh bại Chiến dịch Junction City của quân đội Mỹ và các nước đồng minh.
Năm 1973, ông chỉ huy việc phá âm mưu bình định, tràn ngập lãnh thổ sau khi có Hiệp định Paris của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở địa bàn quân khu 9.
Năm 1974, ông chỉ huy Chiến dịch Đường 14 – Phước Long, giải phóng tỉnh Phước Long và thăm dò khả năng phản công của quân đội VNCH.
Năm 1975, ông được cử giữ chức Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn. Từ tháng 5 năm 1976, ông là Tư lệnh Quân khu 9. Đến tháng 6 năm 1978, là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây – Nam.
Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 1-12-1920 tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí gắn liền với nhiều mốc son lịch sử của dân tộc.
Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của quê hương và gia đình, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1937 khi mới 17 tuổi, đồng chí tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Tháng 5-1938, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Đồng chí luôn bám dân, bám địa bàn, hoạt động và xây dựng phong trào cách mạng ở cơ sở từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, đến Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước.
Tiểu sử về đồng chí được Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam khái quát, đồng chí tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam từ tháng 8-1945. Trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1948-1950, đồng chí được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8 và Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn.

Từ năm 1951-1954, đồng chí giữ chức vụ Tham mưu phó, quyền Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Nam Bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, tháng 5-1955, đồng chí được cử giữ chức Cục phó Cục Tác chiến, rồi Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng Tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1963-1964). Trong giai đoạn từ năm 1964 đến 1975, trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam, đồng chí đã trực tiếp tham gia và chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, góp phần cùng quân và dân ta giành nhiều thắng lợi có tính chiến lược, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1974, đồng chí là một trong hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được thăng quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.

Cuộc đời binh nghiệp của đồng chí gắn với nhiều chiến trường từ Bắc vào Nam và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả. Trong cuộc chiến đấu Bảo vệ biên giới Tây Nam, đồng chí là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, đồng chí được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách quan trọng, như: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (năm 1981); Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1986); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (năm 1987-1991). Đồng chí được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984.

Tháng 9-1992, đồng chí được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước và giữ chức danh này đến năm 1997. Sau đó, đồng chí được bổ nhiệm làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12-1997 đến khi nghỉ hưu năm 2001.

Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu của Đảng, dù ở cương vị nào, đồng chí cũng mang hết nhiệt huyết đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào những vấn đề lớn của đất nước. Đồng chí không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn thể hiện rõ phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặt lợi ích của Đảng, Tổ quốc và nhân dân lên trên hết. Đại tướng Lê Đức Anh là một nhà chính trị, nhà quân sự tài năng; một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại tướng Lê Đức Anh qua đời vào ngày 22-4-2019 tại nhà Công vụ trên phố Hoàng Diệu, Thành phố Hà Nội. Với 99 năm tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, Đại tướng Lê Đức Anh đã trọn đời phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Đồng chí Lê Đức Anh, sinh ngày 01-12-1920 tại làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế; quê quán xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, phải chứng kiến người dân nô lệ mất nước sống cơ cực dưới chế độ thực dân, phong kiến, đã hun đúc trong đồng chí Lê Đức Anh lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng. Năm 17 tuổi đồng chí chính thức tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương. Năm 18 tuổi, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; sau đó được tổ chức phân công phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đồng chí tham gia quân đội và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp đầy gian khổ và oanh liệt, là người chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dạn dày kinh nghiệm trận mạc, có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước. Trong từng trận chiến, qua những gian nguy đã giúp đồng chí tôi luyện thêm ý chí, tài năng, không ngừng trưởng thành và có những đóng góp quan trọng trên các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó. Đồng chí đã trực tiếp tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4 năm 1975,…

Từ năm 1976 đến năm 1980, đồng chí kinh qua các chức vụ Tư lệnh Quân khu 9; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Chỉ huy trưởng Tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; Phó Trưởng ban, rồi Trưởng ban Lãnh đạo Đoàn Chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. Đồng chí được phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng năm 1974; được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980, Đại tướng năm 1984. Tháng 12-1986, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ tháng 02-1987, là Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngày 23-9-1992, Quốc hội khóa IX đã bầu đồng chí Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến tháng 12-1997.

Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến khóa VIII; Bí thư Trung ương Đảng khoá VII; Ủy viên Bộ Chính trị từ khóa V đến khóa VIII; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12-1997 đến tháng 4-2001; Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII và IX.

Ngày 22-4-2019, đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh qua đời tại nhà công vụ trong Trạm khách Bộ Quốc phòng (T66), số 5 Hoàng Diệu, Hà Nội.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Đức Anh đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Đồng chí đã có những đề xuất xác đáng với Bộ Chính trị về giải quyết vấn đề biên giới, về công tác đối ngoại; có nhiều đóng góp quan trọng trong xúc tiến bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Đồng chí đã đề xuất với Đảng, Nhà nước và trực tiếp chỉ đạo giải quyết nhiều vấn đề lớn, quan trọng về quân sự, quốc phòng. Đồng chí đặc biệt quan tâm và có tầm nhìn chiến lược về phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Lê Đức Anh đã cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị đã dồn hết tâm lực cho công việc với quyết tâm và cố gắng cao nhất, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phát huy mọi động lực mới, khai thác mọi tiềm năng để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống Nhân dân. Cùng với việc phấn đấu hoàn thành các công việc về công tác xây dựng pháp luật, công tác cán bộ, tiếp dân, thi đua - khen thưởng..., Đồng chí còn dành thời gian đến các địa phương để nắm bắt tình hình thực tế, nắm những khó khăn cần tháo gỡ. Đặc biệt sau khi đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý, đồng chí đã ký Lệnh số 36 L/CTN, ngày 10/9/1994 công bố Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” và Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, đây thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Ngoài ra, Chủ tịch nước Lê Đức Anh còn có nhiều đóng góp quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại của đất nước, nổi bật là việc xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Mỹ và thúc đẩy Việt Nam gia nhập ASEAN. Sáng 12-7-1995 (theo giờ Việt Nam), hai nước tuyên bố bình thường hóa quan hệ. Tháng 10-1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang New York dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp quốc; Đồng chí trở thành Nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam đặt chân tới Mỹ. Cùng với xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã có nhiều đóng góp cho tiến trình thúc đẩy để Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28-7-1995.
Đồng chí Lê Đức Anh đã cùng Bộ Chính trị chỉ đạo sát sao các bộ, ngành để mở rộng quan hệ với các nước. Sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, hàng loạt các quốc gia tìm đến Việt Nam để tìm hiểu và hợp tác, đầu tư về kinh tế và khoa học công nghệ. Trong nhiệm kỳ này, thay mặt Nhà nước và Nhân dân ta, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng; thăm chính thức và làm việc với 13 nước trên thế giới; đón tiếp 26 nguyên thủ quốc gia thăm hữu nghị chính thức và nhiều đoàn khách quốc tế tới thăm Việt Nam…

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú, với bao khó khăn, thử thách, đồng chí Lê Đức Anh luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và Nhân dân; đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đúng như Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định, “là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta”(1).

Trong Điếu văn tại Lễ truy điệu đồng chí Lê Đức Anh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ghi nhận: “Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, tuyệt đối trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Là cán bộ lão thành cách mạng, được tôi luyện, vào sinh ra tử, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đồng chí luôn giữ vững ý chí, phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao tri thức, sáng tạo, sắc sảo, quyết đoán và hành động quyết liệt trong mọi công việc”.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lê Đức Anh:

Lê Đức Anh (1920 - 2019)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Lê Đức Anh (1 tháng 12 năm 1920 - 22 tháng 4 năm 2019), tên khai sinh là Lê Văn Giác, bí danh là Nguyễn Phú Hòa, Sáu Nam, là Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992–1997. Trước đó ông từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987–1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1986–1987).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->