Lê Trí Viễn mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Lê Trí Viễn

Trả lời:

Lê Trí Viễn mất năm 2012.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Trí Viễn:

Ông là hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, một ngôi trường nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ đậu Đại học cao và lượng thủ khoa, á khoa các trường Đại học nhiều nhất nước. Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.


Lê Trí Viễn tốt nghiệp trường sư phạm cấp 1 vào năm 1939 sau đó dạy tiểu học trong 5 năm. Năm 1945, ông thi đỗ tú tài triết học và chuyển sang dạy ở trường trung học phổ thông và chuyên khoa ở trường Khải Định (Huế).
Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp đồng thời giảng dạy tại trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh), rồi làm hiệu trưởng trường cấp 3 Lê Khiết (Quảng Ngãi). Từ năm 1963 đến 1978, ông làm chủ nhiệm khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 1978, ông dạy tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1992.
Cùng năm 1992, ông cùng nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn sáng lập ra Trường Phổ thông Cấp 2 Nguyễn Khuyến sau này trải qua nhiều đợt đổi tên trường đã chọn tên THCS – THPT Nguyễn Khuyến là một chỗ dựa vững chắc một trong những trường có tỉ lệ đậu tốt nghiệp và đại học cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn sinh ngày 10 tháng 3 năm 1918 trong một gia đình nhà nho nghèo tại thôn Bảo Đông, xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ học tại nhà, sau theo học tại trường tiểu học Mỹ Hòa (Đại Lộc), tỉnh Quảng Nam. Năm 1939, thầy tốt nghiệp sư phạm cấp 1, bắt đầu gắn bó với sự nghiệp giáo dục từ năm 21 tuổi, dạy tiểu học trong 5 năm ở trường Tiểu học Bảo An tại quê nhà. Thời gian này thầy tự học và thi đỗ tú tài I tại Quảng Nam, rồi đổ thủ khoa kỳ thi tú tài II ngành Triết học vào năm 1945 tại Huế. Thầy chuyển sang dạy học phổ thông và chuyên khoa ở trường Trung học Khải Định, Huế.
Năm 1946, thầy tham gia kháng chiến chống pháp, năm 1947 thầy chuyển ra giảng dạy ở trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng, Hà Tĩnh,
Năm 1950 - 1952, thầy chuyển về giảng dạy và làm Hiệu trưởng trường cấp 3 Lê Khiết, Quảng Ngãi.
Năm 1954, thầy tập kết ra Bắc, công tác tại ban Tu Thư của Bộ Giáo dục. Thời gian làm việc tại ban Tu Thư, thầy viết sách giáo khoa văn cho các cấp 2, 3. Thầy Lê Trí Viễn cùng với các nhà văn, các nhà khoa học tên tuổi thành lập nhóm nghiên cứu văn học mang tên Lê Quý Đôn. Lê Trí Viễn còn là dịch giả nổi tiếng với những dịch phẩm như Thần khúc (Dante), Những người khốn khổ (V.Hugo, dịch chung)…
Từ năm 1958, thầy về giảng dạy tại khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội
Năm 1960-1961, làm chuyên gia ở Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc)
Từ năm 1963 đến năm 1978, ở cương vị chủ nhiệm khoa trường Đại học sư phạm Hà Nội
Năm 1978, thầy chuyển vào giảng dạy tại Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nghỉ hưu vào năm 1992
Cùng năm 1992, thầy cùng nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn sáng lập ra trường Phổ thông Cấp 2 Nguyễn Khuyến. Ngôi trường này là nơi thầy gắn bó công tác cho đến cuối đời.
Năm 1980, thầy được Nhà nước phong hàm Giáo sư. Năm 1990, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
Thầy Lê Trí Viễn có nhiều công trình khoa học đặt nền móng cho việc giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt Nam, nhất là văn học trung đại, như bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (đồng tác giả, 3 tập, 1958), Một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam (1961, xuất bản tại Trung Quốc, trong thời gian làm chuyên gia tại Đại học Bắc Kinh), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương (1968). Thầy xuất bản một loạt công trình, kết tinh độ chín nhất về khoa học cơ bản và khoa học sư phạm của “một đời dạy văn, một đời viết văn”: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao càng nhìn càng sáng (1982), Lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX (1985), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam(1996), Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương (viết chung, 1996), Đến với thơ hay (1997), Quy luật phát triển của lịch sử văn học Việt Nam (1998)…
Ba của thầy là ông Lê Du, một người yêu văn chương và biết chữ Hán. Chính GS Lê Trí Viễn đã dịch một số bài thơ của bố mình ra tiếng Việt để lại cho con cháu sau này.
Thầy có bốn người con là Lê Hoài Tiên sinh năm 1942, tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, từng làm việc ở Bộ Ngoại giao; Lê Phi Thúy sinh năm 1954, học đại học ở Hungari, là tiến sỹ hóa học hiện làm Hiệu phó trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM; Lê Lưu Oanh sinh năm 1956, Phó GS.TS, Nhà giáo Ưu tú, hiện là cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội và Lê Hoa Quy sinh năm 1961, kỹ sư điện tử, nguyên giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt (Vitek). GS Lê Trí Viễn đã có 5 cháu, trong đó có 3 cháu là thạc sỹ.
Thầy được tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1971). Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.
Thầy mất sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, lúc 8 giờ 50 phút nhằm ngày 3 tháng 2 năm 2012 (ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Thìn), tại nhà riêng (68 đường A4, phường 12, quận Tân Bình - TPHCM). An táng tại Nghĩa trang Thành phố (huyện Củ Chi).
Giáo sư Lê Trí Viễn là một trong những nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học của ngành giáo dục nói riêng và của cả Việt nam nói chung. Tấm gương lao động và nhân cách của giáo sư thật sự đáng ngưỡng mộ. Cái tên Lê Trí Viễn đã trở thành niềm tự hào của gia tộc và quê hương Quảng Nam.
Tác phẩm
Lê Trí Viễn (1951). Việt Nam Văn học sử - Thời đại Lê mạt – Nguyễn sơ. Nhà xuất bản Tinh Tiến, Liên khu V.
Lê Trí Viễn (1961). Một số vấn đề Lịch sử Văn học Việt Nam. Trường ĐH Bắc Kinh.
Lê Trí Viễn (1982). Những bài giảng văn ở đại học. Nhà xuất bản Giáo dục.[3]
Lê Trí Viễn (1996). Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.[4]
Những bài giảng văn ở đại học – 2 tập, 1982 và 1988
Bình thơ xuân – 1986
Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh – 1986
Đến với thơ hay - 1997
Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng – 1981
Quy luật hiện đại hóa văn học Việt Nam – 1982
Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam – 1987
Lịch sử văn học Việt Nam, 4 tập – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do Nguyễn Lương Ngọc chủ biên, Lê Trí Viễn thư ký khoa học của công trình
Lê Trí Viễn toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. gồm 7 cuốn với gần 6.000 trang khổ lớn

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lê Trí Viễn:

Lê Trí Viễn (1919 - 2012)

  • 15 thg 12, 2022
  • 0

Ông là hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, một ngôi trường nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ đậu Đại học cao và lượng thủ khoa, á khoa các trường Đại học nhiều nhất nước. Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->