Hà Văn Tấn mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Hà Văn Tấn

Trả lời:

Hà Văn Tấn mất năm 2019.

Thân thế và sự nghiệp của Hà Văn Tấn:

Ông là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).


Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1937, tại xã Tiên Điền (nay là thị trấn Tiên Điền), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng. Dòng họ này có các danh nhân như nhà văn hóa tiến sĩ Hà Tôn Mục, thượng thư tiến sĩ Hà Tông Trình, phó bảng Hà Văn Đại.
Năm 1957, ông tốt nghiệp xuất sắc cử nhân Sử – Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội và được giữ làm cán bộ giảng dạy. Gắn bó với nghề dạy học suốt nửa thế kỷ tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông cũng là người sáng lập bộ môn Phương pháp luận sử học ở khoa sử.
Ông nguyên là Viện trưởng Viện Khảo cổ học.
Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố 250 công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước, đồng thời hướng dẫn 20 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học, khảo cổ học.
Ông được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư (1980) và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (1997). Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về khoa học.
Ông được các thế hệ giáo viên và sinh viên khoa lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội phong là một trong tứ trụ "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" của nền sử học Việt Nam đương đại.
Ông qua đời ngày 27 tháng 11 năm 2019 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi.
Các tác phẩm nôi bật của ông gồm:
Dư địa chí: Giới thiệu, hiệu chính và chú thích. Nhà xuất bản Sử học, 1960; In lại trong "Nguyễn Trãi toàn tập". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1969; tái bản 1976.
Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng)/ Nhà xuất bản Giáo dục,– H., 1960.
Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập I (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng). Nhà xuất bản Giáo dục, 1960; tái bản 1963.
Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng). Nhà xuất bản Giáo dục, 1961.
Vấn đề người Indonesien và loại hình Indonesien trong thời đại nguyên thủy Việt Nam
Kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ 13 (cùng viết với Phạm Thị Tâm). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1968; tái bản: 1970, 1972, 1975.
Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học Nga – Việt. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1970.
Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư
Cơ sở Khảo cổ học. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
"Óc Eo: Endogenous and Exogenous Elements", Viet Nam Social Sciences, 1 – 2 (7 – 8), 1986, pp. 91 – 101.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Văn Tấn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
Triết học lịch sử hiện đại. Đại học Tổng hợp Hà Nội,1990.
Lịch sử Thanh Hóa (Chủ biên) Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,–H. 1990.
History of Buddhism in Vietnam. Social Sciences Publishing House Hanoi 1992 (Viết Part Two: Buddism from the Ngo to the Tran dynasties.
Chùa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1993.
Tư tưởng thời kỳ tiền sử và sơ sử. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Khoa học Xã hội, 1993 (phần thứ nhất).
Buddism in Vietnam (Viết chung). The Gioi Publishers,1993.
Theo dấu các văn hoá cổ: Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt; Người Phùng Nguyên và đối xứng; Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng,...(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1997, 851 trang)
Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1994.
Triết học ấn Độ cổ đại. Tập bài giảng Lịch sử Triết học, tập I. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994.
Ứng dụng thống kê toán học trong khảo cổ học
Giáo trình toán xác suất thống kê trong khảo cổ học
Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (chủ biên), tập II. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996.
Theo dấu các văn hoá cổ. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1997.
Đình Việt Nam (viết chung). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
Văn hóa Sơn Vi, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 (Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chung,)
Một số vấn đề lý luận sử học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Hà Văn Tấn:

Hà Văn Tấn (1937 - 2019)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->