Sự kiện Trận Bắc Lệ (1884 - ?)

Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Bắc nước ta, dân Bắc Giang cùng với đồng bào cả nước nổi lên đánh lại chúng. Ngày 24-6-1884, trận Bắc Lệ xảy ra trong mưa bão, quân ta vây giặc trên núi, bao cả hai mặt, chúng phải mở đường máu mà chạy.

Trận Bắc Lệ (1884 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Bắc nước ta, dân Bắc Giang cùng với đồng bào cả nước nổi lên đánh lại chúng. Ngày 24-6-1884, trận Bắc Lệ xảy ra trong mưa bão, quân ta vây giặc trên núi, bao cả hai mặt, chúng phải mở đường máu mà chạy.


Hay tin hai hiệp ước trên vừa được ký kết, quân Pháp ở Bắc Kỳ rất vui và nhẹ nhõm vì cho rằng chiến tranh, vậy là đã kết thúc. Bởi theo tờ quy ước của Trung tá Fournier ký với Tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương ở Thiên Tân, thì quân Thanh ở Lạng Sơn, Thất Khê và Cao Bằng sẽ phải rút hết về nước.

Tin vậy, nên ngày 13 tháng 6 năm 1884, tướng Millot phái Thiếu tá Dugenne dẫn hơn ngàn binh lính và khoảng ngần ấy phu khuân vác, từ Phủ Lạng Thương kéo lên tiếp quản các tỉnh thành trên.

Ngày 22 tháng 6, đoàn quân Pháp đi đến đồn Bắc Lệ[1]. Nhưng khi quân Pháp đến bờ sông Hóa (một nhánh của sông Thương), cách cầu Quan Âm khoảng 8 dặm thì bị chặn lại. Ở phía bên kia cầu, quân Thanh và quân khởi nghĩa người Việt do Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Phạm Huy Quang cùng chỉ huy, vẫn còn đang đóng giữ.

Ngày 23, sau khi thăm dò được một quãng sông không sâu lắm, dưới làn mưa đạn, quân Pháp vẫn cố vượt sông. Trước tình thế căng thẳng, tướng nhà Thanh sai quân đưa thư, đại ý nói rằng đã biết có hòa ước, nhưng vì chưa được lệnh rút quân về, vậy xin hoãn lại mấy ngày nữa để đợi chỉ dụ của Bắc Kinh.

Trung tá Dugenne không chịu; đến quá trưa, trung tá cho người đưa thư sang bảo quân Tàu rằng trong một giờ nữa mà quân Tàu không rút về thì quân Pháp cứ việc tiến lên. Đoạn rồi trung tá truyền lệnh tiến binh; đi được một lúc, thì quân Tàu phục hai bên đường bắn ra. Quân Pháp dàn trận đánh nhau đến tối. Sáng ngày hôm sau, quân Pháp thấy quân Tàu sắp vây cả bốn mặt, bèn rút quân về bên này sông Thương, để đợi quân cứu viện ở Hà Nội lên. Trận ấy quân Pháp bị 28 người tử trận, 46 người bị thương, còn những phu phen chết không biết bao nhiêu mà kể.
Thống tướng Millot tiếp được tin quân Pháp thua ở Bắc Lệ, liền sai thiếu tướng De Négrier đem 2 đại đội quân bộ, 2 đội pháo binh và một toán công binh đi đường Phủ Lạng Thương qua làng Kép, lên tiếp ứng cho trung tá Dugenne. Khi tiếp được quân của trung tá rồi, thiếu tướng Millot triệu thiếu tướng De Négrier về Hà Nội, để chờ lệnh và quân ở bên Pháp sang

Tài liệu tham khảo:

tailieu.vn

Việt Nam lược sử - tr 543-544

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926)

  • 2 thg 12, 2
  • 167

Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19. Ông quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, là hậu duệ đời thứ 30 của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy

Huy Quang (1846 - 1888)

  • 23 thg 3, 2015
  • 49

Phạm Huy Quang (1846 - 1888) quê Phù Lưu (nay thuộc xã Ðông Sơn, Ðông Hưng), một sĩ phu yêu nước chống Pháp. Quê làng Phù Lưu huyện Đông Quan tỉnh Nam Định (thời vua Tự Đức), nay là xã Đông Sơn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Phạm Huy Quang, từng làm quan nhà Nguyễn tới chức Giám sát ngự sử đạo Đông Bắc (chức quan thuộc Đô sát viện nhà Nguyễn), là nghĩa quân chống Pháp

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hóa

  • 23 thg 3, 2015
  • 35

Sông Hóa, một con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy trong tỉnh Thái Bình

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->