Sự kiện Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (1945 - ?)

16 giờ ngày 9-3, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. 18 giờ, Đại sứ Matsumôtô đến ký hiệp ước và đến 19 giờ trao cho Toàn quyền Đông Dương Đờcu một tối hậu thư với nội dung buộc Pháp phải hợp tác chặt chẽ với Nhật trong việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ quân đội Anh, Mỹ đổ bộ, do đó Nhật buộc Pháp phải đặt toàn bộ lực lượng vũ trang, các cơ sở hậu cần dưới quyền chỉ huy của Nhật và tất cả các quan chức Pháp phải phục tùng sự chỉ huy của Nhật. Tối hậu thư buộc Toàn quyền Đông Dương phải trả lời trước 21 giờ. Phía Pháp xin hoãn thời gian trả lời lấy lý do là phải hỏi ý kiến Bộ tư lệnh quân Pháp đóng ở Hà Nội. Phía Nhật coi đó là hành động bác bỏ tối hậu thư và 21 giờ 20, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp. Hầu như không gặp phải một sự kháng cự đáng kể nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp.

Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (1945 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

16 giờ ngày 9-3, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. 18 giờ, Đại sứ Matsumôtô đến ký hiệp ước và đến 19 giờ trao cho Toàn quyền Đông Dương Đờcu một tối hậu thư với nội dung buộc Pháp phải hợp tác chặt chẽ với Nhật trong việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ quân đội Anh, Mỹ đổ bộ, do đó Nhật buộc Pháp phải đặt toàn bộ lực lượng vũ trang, các cơ sở hậu cần dưới quyền chỉ huy của Nhật và tất cả các quan chức Pháp phải phục tùng sự chỉ huy của Nhật. Tối hậu thư buộc Toàn quyền Đông Dương phải trả lời trước 21 giờ. Phía Pháp xin hoãn thời gian trả lời lấy lý do là phải hỏi ý kiến Bộ tư lệnh quân Pháp đóng ở Hà Nội. Phía Nhật coi đó là hành động bác bỏ tối hậu thư và 21 giờ 20, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp. Hầu như không gặp phải một sự kháng cự đáng kể nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp.


Bằng một hành động thống nhất trên toàn Đông Dương, trong đêm 9-3, quân Nhật đồng loạt nổ súng và căn bản nhanh chóng đè bẹp sự kháng cự của đối phương. Đến chiều ngày 10-3 thì quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia), một số vùng ở Bắc Đông Dương, cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt Trung.

Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc đang tâm làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

Tài liệu tham khảo:

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hồ Chí Minh

  • 2 thg 12, 2
  • 281

Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định.

Hà Nội

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.

Huế

  • 2 thg 12, 2
  • 96

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...

Liên bang Đông Dương

  • 2 thg 12, 2
  • 217

Liên bang Đông Dương đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp hoặc Đông Pháp, là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp nằm ở khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 17 tháng 10 năm 1887

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->