Sự kiện Hiệp ước Giáp Tuất 1874 (1874 - ?)
Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Dupré - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ. Hoà ước gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng cùng tự do truyền đạo.
Hiệp ước Giáp Tuất 1874 (1874 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Dupré - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ. Hoà ước gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng cùng tự do truyền đạo.
Nội dung chính của hiệp ước Giáp Tuất 1874 là:
1- Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào Nam (điều 5).
2- Nước Pháp thừa nhận chủ quyền của vua nước Nam trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía Nam tỉnh Bình Thuận ra Bắc; thừa nhận nền độc lập hoaøn toàn của nước Nam, nghĩa là nước Nam không còn lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào (điều 2).
3- Vua nước Nam phải thi hành chính sách đối ngoại của mình cho phù với chính sách đối ngoại của nước Pháp; về mặc chính trị, không được thay đổi những mối quan hệ ngoại giao hiện nay với Pháp; không được tự ý ký hiệp ước thương mại với bất cứ một nước nào khác mà không báo cho chính phủ Pháp biết (điều 3).
4- Xóa bỏ Hiệp ước đã ký ngày 5-6-1862.
Hiệp ước này cho thấy, triều đình Huế thực sự thừa nhận sự cai trị của Pháp ở xứ Nam Kỳ. Hiệp ước Giáp Tuất đã gây nên sự phản ứng dữ dội trong dân chúng cũng như các quan chức yêu nước. Từ đây, phong trào nhân dân đã có thực tiễn để đi tới một nhận thức mới mẻ là: Chống Pháp phải đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Lê Tuấn (? - 1884)
- 2 thg 12, 2
- 47
Lê Tuấn là một đại thần nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Kinh lược sứ Bắc Kỳ, Chánh sứ ký hòa ước với Pháp năm 1874. Ông là người huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, thi đậu Hoàng giáp khoa thi Đình Quý Sửu - 1853, đời vua Tự Đức
Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)
- 2 thg 12, 2
- 161
Nguyễn Văn Tường là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn. Ông xuất thân từ một gia đình lao động nghèo thuộc làng An Cư, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống