Sự kiện Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước (1945 - 1945)

Đại hội diễn ra trong bối cảnh cao trào kháng Nhật cứu quốc đang diễn ra sôi sục từ Bắc chí Nam, tạo tiền đề mạnh mẽ cho cuộc Tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do. Căn cứ vào tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị phải gấp rút triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Chiều ngày 16-8-1945, tại đình Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Đại hội đại biểu quốc dân (nay gọi là Quốc dân Đại hội Tân Trào) chính thức khai mạc.

Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước (1945 - 1945):

Diễn biễn lịch sử:

Đại hội diễn ra trong bối cảnh cao trào kháng Nhật cứu quốc đang diễn ra sôi sục từ Bắc chí Nam, tạo tiền đề mạnh mẽ cho cuộc Tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do. Căn cứ vào tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị phải gấp rút triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Chiều ngày 16-8-1945, tại đình Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Đại hội đại biểu quốc dân (nay gọi là Quốc dân Đại hội Tân Trào) chính thức khai mạc.


Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu đại diện cho cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đại diện cho các ngành, các giới, các dân tộc, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc và một số kiều bào ta ở nước ngoài (Thái Lan và Lào). Đại hội được tiến hành khi lệnh Tổng khởi nghĩa vừa phát đi, vì vậy phải họp khẩn trương, “chớp nhoáng” để các đại biểu kịp về cùng các chiến sĩ ở địa phương lãnh đạo khởi nghĩa.

Tại Đại hội, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương đã đọc bản báo cáo, trong đó nhấn mạnh hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng. Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền từ tay Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai của Nhật, đứng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật trên đất Đông Dương. Trên cơ sở đó, Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh; đồng thời nhất trí thông qua 10 chính sách của Việt Minh

Đại hội cũng quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca (của nhạc sĩ Văn Cao) và cử ra Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch và có một Ủy ban Thường trực gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền. Trong tình hình khẩn trương này, Ủy ban Giải phóng dân tộc giao quyền chỉ huy cho Ủy ban Khởi nghĩa toàn quyền hành động.

Tài liệu tham khảo:

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->