Sự kiện Chiến tranh Đại Việt - Chăm pa

Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho người Việt. Từ năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt mở cuộc Nam chinh đầu tiên, mở rộng bờ cõi. Từ cuộc Nam chinh đầu tiên của vua Lê Hoàn đến thời nhà Lê, giữa Đại Việt và Chăm pa luôn xảy ra các cuộc chiến tranh.

Chiến tranh Đại Việt - Chăm pa:

Diễn biễn lịch sử:

Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho người Việt. Từ năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt mở cuộc Nam chinh đầu tiên, mở rộng bờ cõi. Từ cuộc Nam chinh đầu tiên của vua Lê Hoàn đến thời nhà Lê, giữa Đại Việt và Chăm pa luôn xảy ra các cuộc chiến tranh.


Năm 982 quân Đại Việt đã đánh chiếm và tàn phá kinh đô Indrapura, giết vua Parameshvaravarman. Người Chăm đã rời bỏ Indrapura vào khoảng năm 1000, Trung tâm của Chăm Pa được chuyển xuống Vijaya ở phía nam nằm trên đất tỉnh Bình Định ngày nay mà người Việt bắt đầu gọi là Đồ Bàn hoặc Chà Bàn. Trong 5 thế kỷ tiếp theo giữa Chăm Pa và Đại Việt đã xảy ra rất nhiều các cuộc chiến tranh, Chăm Pa đã chịu các đợt tấn công của Đại Việt năm 1021, 1026, 1044. Tiếp đó, vào năm 1069 quân Việt tấn công Chăm Pa. Vua Rudravarman bị bắt làm tù binh và sau đó đã đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính ở phía bắc gần biên giới với Đại Việt để lấy tự do. Vào năm 1307 khi quan hệ giữa Cham Pa và Đại Việt tương đối tốt đẹp, vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), đã nhượng hai châu Ô, Lý ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Sau sự kiện này, Chăm Pa chỉ còn lại lãnh thổ từ đèo Hải Vân trở vào.
Vị vua hùng mạnh cuối cùng của người Chăm là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên ngôi năm 1360, từ năm 1371 đến 1389, ông tổ chức nhiều cuộc tấn công ra Thăng Long kinh đô của Đại Việt, ông đã bị chết trong lần tấn công cuối cùng năm 1389 và một vị tướng của ông là La Ngai (La Khải) rút về Vijaya và lên ngôi thay thế. Sau thời kỳ Chế Bồng Nga, đến lượt Chăm Pa liên tục bị các vương triều Đại Việt tấn công và bị mất dần lãnh thổ. Sau các cuộc tấn công vào các năm 1402 và 1446, tới năm 1471 vua Lê Thánh Tông chỉ huy tấn công Chăm Pa, phá hủy kinh đô Vijaya, vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường tới Thăng Long. Lê Thánh Tông đã sát nhập c

Tài liệu tham khảo:

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->