Tú Xương mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Tú Xương

Trả lời:

Tú Xương mất năm 1907.

Thân thế và sự nghiệp của Tú Xương:

Trần Tế Xương sinh tại số nhà 247 phố Hàng Nâu, làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Các tên gọi khác: Trần Cao Xương, Tú Xương


Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông đi học sớm và nổi tiếng thông minh. Thân sinh của Trần Tế Xương là nhà nho Trần Duy Nhuận. Ông Nhuận có 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng.
Đường khoa cử của ông lận đận: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới năm 24 tuổi (1894) mới đỗ Tú gài, từ đó có biệt danh Tú Xương. Sau đó ông lại trượt Cử nhân 5 khoa liền. Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn.. Bà sinh cho ông được 8 người con, trong đó có 6 trai và 2 gái. Bà Tú tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình, bà đã đi vào thi phẩm của ông chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"


Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan:

Năm Tú Xương ba tuổi (1873) Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Ðịnh.

Năm mười bốn tuổi (1884) triều đình ký hàng ước dâng đất nước ta cho giặc.

Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần. Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Phùng (1896) bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn.

Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình.

Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên nguyên tắc Tam cương ngũ thường của Tú Xương không đậm như Nguyễn Khuyến và càng xa rời Ðồ Chiểu.

Nhà nghèo, con đông, nghề dạy học lại bấp bênh trong thời kỳ Nho học suy tàn, ông chỉ còn biết trông cậy vào bà vợ đảm đang.
Đang lúc còn đeo đuổi khoa cử, ông mắc bệnh đau tim, đột ngột qua đời năm 1907, mới 37 tuổi.

Tác phẩm ông để lại gồm nhiều thể loại: thơ, phú, câu đối, hát nói..., phần lớn đều bằng chữ Nôm. Thơ văn ông giản dị, bình dân, nhưng tự nhiên và linh hoạt. Nhiều sáng tác trình bày tâm sự đau đớn, xót xa; hoặc mỉa mai, ngạo đời một cách chua chát, cay độc; hoặc gửi gấm tấm lòng yêu nước thương nòi một cách kín đáo và sâu sắc.

Tác phẩm:
- Vị Xuyên thi văn tập: Thơ văn và giật sử ông Trần Kế Xương, In lần 1, Nam Kỳ thư quán (tên ông bị viết nhầm thành Trần Kế Xương)
- Thơ Trần Tế Xương: Kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ (tiểu luận), Xuân Diệu, Ty văn hoá Nam Hà, 1970

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Tú Xương:

Tú Xương (1870 - 1907)

  • 17 thg 10, 2014
  • 165

Trần Tế Xương sinh tại số nhà 247 phố Hàng Nâu, làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Các tên gọi khác: Trần Cao Xương, Tú Xương

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->