Trương Vân Lĩnh mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Trương Vân Lĩnh

Trả lời:

Trương Vân Lĩnh mất năm 1945.

Thân thế và sự nghiệp của Trương Vân Lĩnh:

Năm 13 tuổi, Trương Vân Lĩnh theo học Trường tiểu chủng viện Xã Đoài. 3 năm sau, ông xin theo học chữ Hán ở làng Hữu Biệt (huyện Nam Sách), quê của Phan Bội Châu. Ngày 5 tháng 2 năm 1924, chịu ảnh hưởng từ gương Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng, cố Thông, cố Truyền,... ông cùng hai em họ bí mật tham gia đoàn thanh niên Nghệ An xuất dương sang Trại Cày của Đặng Thúc Hứa ở Xiêm.


Năm 1926, Trương Vân Lĩnh cùng một số hội viên được Nguyễn Ái Quốc đề nghị gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong thời gian này, ông lần lượt tham gia lớp học cấp tốc "nông dân vận động" ở Quảng Châu, lớp quân sự cấp tốc ở Quế Lâm do Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức. Sau đó, ông Đảng Cộng sản Trung Quốc được cử vào Trường Quân sự Hoàng Phố, và tốt nghiệp cùng Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sơn, Phùng Chí Kiên, tổng cộng hơn 30 người Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông được làm chỉ huy một đơn vị quân đội Trung Quốc Quốc dân Đảng.
Đầu tháng 5 năm 1927, Trương Vân Lĩnh bí mật báo cho Nguyễn Ái Quốc thông tin Quốc dân Đảng sắp đến bắt giữ các lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Hồng Kông, nhưng Tổng bộ của Hội bị cảnh sát bao vây, nhiều hội viên bị bắt. Ông một mặt duy trì hoạt động của Tổng bộ, tiếp tục mở các lớp huấn luyện chính trị, quân sự cho thanh niên Việt Nam theo chương trình được Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; một mặt viết thư kháng nghị lên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, khiến Tưởng Giới Thạch chấp nhận thư kháng nghị. Tháng 12 năm 1927, Trương Vân Lĩnh tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, nhưng thoát khỏi cuộc đàn áp của quân Quốc dân Đảng. Sau khởi nghĩa, ông đấu tranh vận động chính quyền Quảng Châu trả tự do cho những người Việt Nam bị bắt trong khởi nghĩa.
Cuối năm 1929, nhận được tin của Cao Hoài Nghĩa về việc Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm với tên Thầu Chín, Hồ Tùng Mậu cử Trương Vân Lĩnh, người thông thạo địa bàn Xiêm, đi đón Nguyễn Ái Quốc về Hồng Kông. Nhưng khi Trương Vân Lĩnh đến Xiêm, thì Nguyễn Ái Quốc đã có mặt tại Hồng Kông (tháng 12 năm 1930) và tiến hành vận động, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2 năm 1931). Trương Vân Lĩnh trở về Quảng Châu và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ trách dịch tài liệu, sách báo cũng như xây dựng các cơ sở Đảng, Công hội trong công nhân người Việt trên các tàu biển tuyến Hồng Kông–Quảng Châu–Xiêm–Sài Gòn.
Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám thành công, ông được giải thoát khỏi nhà tù. Cuối tháng 8, cùng Nguyễn Văn Lý tham gia ban giám hiệu Trường Quân chính kháng Nhật, hỗ trợ Hiệu trưởng Hoàng Văn Thái. Ngày 2 tháng 9, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường Quân chính thay Nguyễn Thanh Phong, phụ trách soạn thảo đại cương huấn luyện cho trường. Ngày 7 tháng 10, ông xin xung phong Nam tiến chi viện Nam Bộ kháng chiến, được toàn bộ học viên khóa 4 hưởng ứng. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, khi chưa kịp tổ chức xuất phát thì ông mất đột ngột ở trường.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Trương Vân Lĩnh:

Trương Vân Lĩnh (1902 - 1945)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Năm 13 tuổi, Trương Vân Lĩnh theo học Trường tiểu chủng viện Xã Đoài. 3 năm sau, ông xin theo học chữ Hán ở làng Hữu Biệt (huyện Nam Sách), quê của Phan Bội Châu. Ngày 5 tháng 2 năm 1924, chịu ảnh hưởng từ gương Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng, cố Thông, cố Truyền,... ông cùng hai em họ bí mật tham gia đoàn thanh niên Nghệ An xuất dương sang Trại Cày của Đặng Thúc Hứa ở Xiêm.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->