Trương Định mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Trương Định

Trả lời:

Trương Định mất năm 1864.

Thân thế và sự nghiệp của Trương Định:

Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.


Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn. Trong quá trình lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, Trương Định đã đánh thắng giặc Pháp ở mặt trận Thị Nghè, Cây mai… Năm 1860, dưới quyền của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hoà, được triều đình phong chức Phó lãnh binh. Sau khi đồn Kỳ Hoà thất thủ, ông cùng nghĩa binh rút về Gò Công xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp. Trương Định đã tổ chức nhiều trận phục kích địch ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn làm cho Pháp bị tổn thất lực lượng rất nhiều.

Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường. Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Vua quan nhà Nguyễn đã sai Phan Thanh Giản đến bắt ông phải giải binh, đồng thời thăng cho ông chức lãnh binh và bắt phải đi nhậm chức ở nơi khác. Vì tôn quân, lúc đầu ông định tuân lệnh, nhưng nhân dân và nghĩa quân giữ ông lại. Họ kéo nhau ra trước ngựa của ông và nhất trí tôn ông làm “Bình Tây đại nguyên soái”.

Tháng 2 năm 1863, địch tổng công kích đại bản doanh Trương Định ở Gò Công. Cuộc chiến đấu đã diễ ra vô cùng ác liệt trong ba ngày liền. Hai phó tướng của ông là Đặng Kim Chung và Lưu Bảo Đường đều tử trận.

Nghĩa quân yếu thế phải rút về Phước Lộc, dựa vào khu rừng Sat (gần biển) để tiếp tục chống giặc. Ở đây, nghĩa quân còn chống cự với Pháp nhiều lần và kéo dài cuộc chiến đấu hơn 2 năm.

Ngày 20/8/1864, tên Việt gian đầu hàng Pháp là Huỳnh Công Tấn (Đội Tấn) bí mật đưa quân địch vào vây bắt ông ở Tân Phước, ông bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát.

Nhân dân, nghĩa quân, sĩ phu tất cả các nơi đều hết sức thương tiếc và coi ông là một vị anh hùng trong sự nghiệp chống Pháp thời kì đầu xâm lược nước ta.

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 135

4phuong.net

vi.wikipedia.org

Xem thêm chi tiết về Trương Định:

Trương Định (1820 - 1864)

  • 2 thg 10, 2014
  • 149

Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->