Trần Trọng Kim mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Trần Trọng Kim
Trả lời:
Trần Trọng Kim mất năm 1953.
Thân thế và sự nghiệp của Trần Trọng Kim:
Trần Trọng Kim là một học giả danh tiếng, là thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam và là tác giả của tác phẩm Việt Nam Sử Lược. Ông sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. Vào năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và đến tốt nghiệp năm 1903
Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon. Năm 1906, nhân có Hội chợ đấu xảo tại Marseille Pháp, ông xin làm một chân thợ khảm để được đi với Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) sang dự.
Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử. Ngoài ra ông còn tham gia các hoạt động xã hội. Ông là Phó trưởng ban Ban Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức, Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Trưởng ban nghiên cứu Phật học của Hội Bắc kỳ Phật giáo.
Năm 1943, Một năm sau khi ông về hưu, Nhật Bản kéo vào Đông Dương và người Nhật lấy cớ "giúp các ông tránh sự bắt bớ của Pháp" đưa ông và chí sĩ Cử nhân Dương Bá Trạc (1884-1944) bí mật sang Chiêu Nam (Singapore). Năm 1945, ông được quân đội Nhật đưa về nước.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Để tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng như Miến Điện, Philippines, Nhật tuyên bố "trao trả độc lập" cho Việt Nam.
Trần Trọng Kim và một số trí thức có tiếng tăm được giao thành lập nội các ở Huế vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam "độc lập" trên danh nghĩa và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam.
Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội để tiếp tục duy trì an ninh, nên Việt Minh có điều kiện thuận lợi để cướp chính quyền. Ðây chính là một trong những hậu quả của việc Đế quốc Việt Nam không thành lập Bộ quốc phòng và tổ chức quân đội để tránh phải tham gia chiến tranh thế giới thứ II với tư cách đồng minh của Nhật Bản.
Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm"
Khi quân Nhật thất trận sắp đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì sụp đổ. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn ngủi, chính phủ này cũng đã làm được một việc quan trọng là thống nhất về mặt danh nghĩa đất Nam Kỳ vào đất nước Việt Nam; và thay chương trình học bằng tiếng Pháp bậc tiểu học và trung học sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn.
Sau khi Việt Minh giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Trần Trọng Kim lưu vong ra nước ngoài. Sau nhiều năm tháng ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6 tháng 2 năm 1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo. Người Pháp thu xếp cho ông trở về Sài Gòn để vận động thành lập chính phủ mới. Về đến Sài Gòn, ông nhận ra rằng những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên ông quyết định không làm gì.
Năm 1948, ông qua Phnom Penh và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi.
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm chi tiết về Trần Trọng Kim:
Trần Trọng Kim (1883 - 1953)
- 2 thg 12, 2
- 111
Trần Trọng Kim là một học giả danh tiếng, là thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam và là tác giả của tác phẩm Việt Nam Sử Lược. Ông sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. Vào năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và đến tốt nghiệp năm 1903
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống