Trần Qúy Kiên mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Trần Qúy Kiên

Trả lời:

Trần Qúy Kiên mất năm 1965.

Thân thế và sự nghiệp của Trần Qúy Kiên:

Ông là một nhà cách mạng chống Pháp, vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5 năm 1930. Ông là lớp đảng viên đầu tiên và cũng thuộc lớp lãnh đạo sớm của đảng.Ông Là Bí thư Thành ủy Hà Nội 1938-1939. Thường Vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ 1938-1940. Bí thư khu ủy Chiến Khu Quang Trung, bí thư tỉnh ủy Quảng Yên (Quảng Ninh),trưởng ban căn cứ địa trung ương ATK. Bí thư đầu tiên Đảng ủy khối cơ quan Dân Chính Đảng Trung ương, Thứ trưởng - phó văn phòng Thủ tướng khi Hồ Chí Minh là thủ tướng chính phủ năm 1950. Phó Ban Tổ chức Trung ương năm 1951. Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Sao Vàng cao quý nhất của Việt Nam.


5-1930 Ông tham gia ngay vào Đội Tuyên truyền xung phong( đây chính là tổ chức tiền thân của Ban Tuyên huấn Thành ủy Hà Nội sau này). gồm các đồng chí: Lê Đình Tuyển, Đinh Xuân Nhạ (tức Trần Quý Kiên), Giang Đức Cường.
Vào dịp kỷ niệm lần thứ 13 Cách mạng Tháng Mười Nga 11.10.1930,tại trường Bách Nghệ ở phố Carreau (nay là phố Lý Thường Kiệt).Đồng chí Đinh Xuân Nhạ trực tiếp phụ trách một tổ tuyên truyền xung phong treo biểu ngữ, cờ đỏ, diễn thuyết và tung truyền đơn ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sau đó Đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam.
Giữa tháng 12-1931, thực dân Pháp chở 75 tù nhân, phần lớn là những chiến sĩ cộng sản, xuống Hải Phòng để đày ra Côn Đảo.tới ngày 21.12.1931, Đinh Xuân Nhạ cùng các đồng chí Lê Thanh Nghị, Lê Duẩn, Vũ Thiện Chân, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Tuân Thức… cùng nhiều tù nhân khác đấu tranh Lưu huyết với giặc trong tù. Thực dân Pháp đàn áp dã Man bắn chết 9 người ,sau đó chúng chuyển các ông về giam tại nhà tù hỏa lò.
2-1933, Trần Quý Kiên và 210 tù nhân ở Nhà tù Hoả Lò bị đưa đi nhà tù Sơn La. "nước Sơn La, ma Vạn Bú” khí độc của rừng sâu, Cùng với sự đày ải của bọn cai ngục, ăn uống thiếu thốn, bệnh tật hiểm nghèo, ngục tù Sơn La đã giết chết biết bao nhiêu người yêu nước. Chỉ tính từ tháng 2 đến tháng 9-1933, ngục Sơn La đã có 43 người chết (trong tổng số chỉ gần 200 tù nhân).Kiên Cường đấu tranh với giặc trong tù,Trần Quý Kiên bị đưa tên vào danh sách 22 phần tử phản loạn, cầm đầu ,nguy hiểm ,không được ân xá (do Công sứ tỉnh Sơn La Saint Poulof lập 31.10.1933) trong đó có cả : Lê Duẩn, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Trịnh Đình Cửu ,Khuất Duy Tiến..vv. phiếu nhận dạng của Đinh Xuân Nhạ( Trần Quý Kiên), mang số tù là 289.
17-11-1933, ông bị chuyển về lại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Tháng 7.1949 Trần Quý Kiên phụ trách ban Căn Cứ Địa Trung ương (Việt Bắc), thủ trưởng cơ quan An Toàn Khu ATK (gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang).
Tháng 11.1950 Trần Quý Kiên giữ chức Bí thư đầu tiên của Khối Dân Chính Đảng Trung ương đồng thời là Thứ trưởng - phó Văn phòng thủ tướng phủ (lúc này thủ tướng chính phủ là cụ Hồ chí minh từ 1950-1956 ).
Tháng 4.1951 Trần Quý Kiên được bổ nhiệm là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng cùng với ông Hoàng Quốc Việt,Nguyễn Chí Thanh, Lê Khắc...vv.
Cuối năm 1952 bị ốm sau nhiều năm hoạt động Cách mạng liên tục, Trần Quý Kiên được Đảng và Chính phủ đưa đi chữa bệnh ở nước ngoài một thời gian dài.
Về nước Trần Quý Kiên nhận trách nhiệm thay mặt Chủ tịch nước và Thủ tướng đi điều tra sửa sai trong công tác cải cách ruộng đất tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 1958 Trần Quý Kiên nhận trách nhiệm Bí thư Đảng Đoàn Thứ trưởng thứ nhất bộ Thủy Lợi và điện lực.
Ông bị bệnh và mất tại Hà Nội năm 1965.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Trần Qúy Kiên:

Trần Qúy Kiên (1911 - 1965)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng chống Pháp, vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5 năm 1930. Ông là lớp đảng viên đầu tiên và cũng thuộc lớp lãnh đạo sớm của đảng.Ông Là Bí thư Thành ủy Hà Nội 1938-1939. Thường Vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ 1938-1940. Bí thư khu ủy Chiến Khu Quang Trung, bí thư tỉnh ủy Quảng Yên (Quảng Ninh),trưởng ban căn cứ địa trung ương ATK. Bí thư đầu tiên Đảng ủy khối cơ quan Dân Chính Đảng Trung ương, Thứ trưởng - phó văn phòng Thủ tướng khi Hồ Chí Minh là thủ tướng chính phủ năm 1950. Phó Ban Tổ chức Trung ương năm 1951. Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Sao Vàng cao quý nhất của Việt Nam.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->