Phạm Thận Duật mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Phạm Thận Duật
Trả lời:
Phạm Thận Duật mất năm 1885.
Thân thế và sự nghiệp của Phạm Thận Duật:
Phạm Thận Duật là một đại thần triều Nguyễn. Ông là người cùng với Tôn Thất Phan thay mặt triều đình vua Tự Đức ký vào bản Hòa ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Pa-tơ-nốt). Ông cũng là một nhà sử học nổi tiếng, từng giữ chức vụ Phó tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám, là người duyệt cuối cùng bản Quốc sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục, từng là thầy dạy học cho hai hoàng thân là vua Dục Đức và Đồng Khánh sau này.
Phạm Thận Duật có hiệu là Quan Thành, hiệu là Vọng Sơn, quê ở làng Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Ông sinh ngày 4 tháng 11 năm Ất Dậu (1825), dưới triều Minh Mạng, trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống hiếu học.
Năm 1850, ông thi đỗ Cử nhân ở trường Nam, năm sau vào dự thi Hội ở Huế nhưng không đỗ. Tuy nhiên, ông vẫn được triệu ra làm quan dưới triều Nguyễn thời Tự Đức. Năm 1857, ông được cử về làm tri châu Quế Dương, rồi thăng tri phủ Lạng Giang, một thời gian lại được thăng lên quan tỉnh, giữ trải các chức: Bang biện tỉnh vụ kiêm Đồn điền sứ, Án sát sứ, Bố chính sứ Bắc Ninh rồi quyền Tổng đốc Bắc Ninh.
Năm 1870-1871, ông tham gia diệt trừ thổ phỉ vùng biên giới trung du. Đến năm 1873, khi Pháp đánh ra Bắc Kỳ, ông được cử đi tiếp quản các tỉnh và cắt đặt quan chức lâm thời, sau đó về giữ chức quyền Tuần phủ Hà Nội. Năm 1874, ông được cử làm Tuần phủ Bắc Ninh, mở cuộc hành quân tiễu phạt thổ phỉ trên biên cương phía Bắc thắng lợi. Đến năm 1875, ông được cử làm Hộ lý cho Hiệp đốc Tôn Thất Thuyết, coi sóc việc hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên, đóng ở Thái Nguyên.
Năm 1876, Phạm Thận Duật được triệu về Huế làm Tham tri Bộ Lại, kiêm Phó Đô sát ngự sử, được 4 tháng lại ra Bắc giữ chức Hà đê sứ, đôn đốc việc đắp đê Sông Hồng và chuyên lo về thuỷ lợi. Năm 1878, ông được sung vào Viện cơ mật, sư bảo cho hai Hoàng tử con nuôi vua Tự Đức là Dục Đức và Chánh Mông, sau lại sung Quốc sử quán, Phó Tổng tài, kiêm quản Quốc tử giám, Tổng kiểm duyệt và in ấn bộ sử “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” sau khi được vua Tự Đức duyệt biểu “Cáo thành” của ông vào ngày 19 tháng 9 năm 1884.
Đầu năm 1884, ông được giao nhiêm vụ Toàn quyền đại thần ký Hòa ước Giáp Thân 1884 gồm có 19 điều khoản vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế. Cuối năm 1884, ông công tác ở Bộ Hộ, đến năm 1885 được thăng lên Hiệp biện Đại học sĩ, kiêm Công bộ Tả tham tri. Ông trở thành một thành viên chủ chốt trong phái “Chủ chiến” tôn phò vua Hàm Nghi chống Pháp xâm lược.
Sau trận tập kích của quân triều đình vào đồn quân Pháp ở Mang Cá và Toà Khâm sứ vào đêm 7 tháng 5 năm 1885, thực dân Pháp chiếm thành Huế. Phạm Thận Duật và những quan quân trung thành đã phò vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), phát Chiếu Cần Vương chống Pháp. Ngày 29 tháng 7 năm 1885, trong lúc chuẩn bị vượt biển ra Bắc để tổ chức kháng Pháp, ông bị tay sai thân Pháp bắt cùng toàn bộ gia đình. Sau đó, Phạm Thận Duật bị giải về Huế. Ông từ chối mọi sự mua chuộc, dụ dỗ của Pháp và chấp nhận án tù giam ở Côn Đảo, rồi bị đày đi Tahiti. Sau 6 ngày lênh đênh trên tàu đi đày biệt xứ, do bị bệnh tiểu đường tái phát, ông từ trần ngày 23 tháng 10 năm 1885 ở vùng biển Malaysia.
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm chi tiết về Phạm Thận Duật:
Phạm Thận Duật (1825 - 1885)
- 2 thg 12, 2
- 111
Phạm Thận Duật là một đại thần triều Nguyễn. Ông là người cùng với Tôn Thất Phan thay mặt triều đình vua Tự Đức ký vào bản Hòa ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Pa-tơ-nốt). Ông cũng là một nhà sử học nổi tiếng, từng giữ chức vụ Phó tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám, là người duyệt cuối cùng bản Quốc sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục, từng là thầy dạy học cho hai hoàng thân là vua Dục Đức và Đồng Khánh sau này.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống