Nguyễn Trọng Hợp mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Nguyễn Trọng Hợp

Trả lời:

Nguyễn Trọng Hợp mất năm 1902.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trọng Hợp:

Nguyễn Trọng Hợp là quan nhà Nguyễn trải qua bảy triều vua từ Tự Đức đến Thành Thái, là đại thần nhà Nguyễn chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp. Ông tên thật là Nguyễn Văn Tuyên, hiệu Kim Giang, tên chữ Quế Bình Tử, tự Trọng Hợp, về sau dùng tên tự làm tên chính nên thường được gọi là Nguyễn Trọng Hợp. Nguyễn Trọng Hợp sinh năm Giáp Ngọ (1834), dòng dõi đại thần đời Hậu Lê là Nguyễn Công Thái, thân phụ của ông là cử nhân Nguyễn Cư quê làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Ông sống từ nhỏ ở quê hương, lớn lên đi học tại Hà Nội, là học trò của tiến sĩ Vũ Tông Phan và tiến sĩ Nguyễn Văn Lý - nhà giáo nổi tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ.


Nguyễn Trọng Hợp thi đỗ Cử nhân tại trường Hà Nội, khoa Mậu Ngọ (1858) Tự Đức thứ 11. Sau đó ông đỗ Tiến sĩ khóa Ất Mùi (1865), làm quan dưới bảy đời vua từ Tự Đức đến Thành Thái, với chức từ tri phủ đến chức kinh lược Bắc Kỳ (1886), Thượng thư bộ Lại (1887), Tổng tài Quốc sử quán, Đại thần Cơ Mật viện, Văn Minh Đại học sĩ, Phụ chánh vua Thành Thái (1889-1897). Nguyễn Trọng Hợp là một trong những đại thần chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp, khi Pháp xâm lược Việt Nam.

Sau Hòa ước Giáp Tuất (1874) Nguyễn Trọng Hợp được bổ nhiệm làm Tổng đốc Định -Yên (tức Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên ngày nay). Trong bảy năm trời ông giữ chức vụ với một cách nghiêm nghị và công bằng đối với dân chẳng hạn như: giảm thuế, cho dân quê được giải ngũ để về làm ruộng. Ông phản đối chuyện giao cho các "công ty" độc quyền thu thuế v.v..., ông cũng lên rất nhiều sớ xin mở rộng thông thương buôn bán, học hỏi khoa học kỹ thuật của nước ngoài, gửi sứ bộ đến các nước ngoài và đặt lãnh sự trong Việt Nam.

Năm 1881, Nguyễn Trọng Hợp được vào kinh giữ chức Tham tri bộ Lại, rồi Thượng thư bộ Lại và Thương bạc đại thần. Ngày 25 tháng 4 năm 1882, quân Pháp đánh chiếm Hà Nội, rồi mỏ Hồng Gai tỉnh Quảng Yên, thành Nam Định. Ngày 18 tháng 8 năm 1883 chúng đánh vào cửa biển Thuận An trong khi triều đình Huế lại lúng túng vì vua Tự Đức mới mất. Nguyễn Trọng Hợp cùng Chánh sứ Trần Đình Túc bất lực, đành ký hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883).

Trong thời thuộc Pháp, Nguyễn Trọng Hợp giữ chức Tổng đốc Sơn - Hưng, rồi Kinh lược Bắc Kỳ. Năm 1887 vua Đồng Khánh gọi Nguyễn Trọng Hợp về kinh với chức Thượng thư bộ Lại, Tổng tài Quốc sử quán, Đại thần Cơ Mật viện, Văn Minh Đại học sĩ. Nhưng vì có chuyện bất đồng, Nguyễn Trọng Hợp đệ đơn xin về nghỉ. Vua không chấp nhận, Nguyễn Trọng Hợp bèn cáo ốm rồi về quê. Tuy thế ông vẫn tiếp tục làm việc dến lúc Đồng Khánh mất (28-1-1889). Sau khi vua Đồng Khánh mất, triều đình cử Nguyễn Trọng Hợp cùng Trương Quang Đán lên làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Nguyễn Trọng Hợp:

Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902)

  • 2 thg 12, 2
  • 91

Nguyễn Trọng Hợp là quan nhà Nguyễn trải qua bảy triều vua từ Tự Đức đến Thành Thái, là đại thần nhà Nguyễn chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp. Ông tên thật là Nguyễn Văn Tuyên, hiệu Kim Giang, tên chữ Quế Bình Tử, tự Trọng Hợp, về sau dùng tên tự làm tên chính nên thường được gọi là Nguyễn Trọng Hợp. Nguyễn Trọng Hợp sinh năm Giáp Ngọ (1834), dòng dõi đại thần đời Hậu Lê là Nguyễn Công Thái, thân phụ của ông là cử nhân Nguyễn Cư quê làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Ông sống từ nhỏ ở quê hương, lớn lên đi học tại Hà Nội, là học trò của tiến sĩ Vũ Tông Phan và tiến sĩ Nguyễn Văn Lý - nhà giáo nổi tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->