Nguyễn Thượng Hiền mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Nguyễn Thượng Hiền

Trả lời:

Nguyễn Thượng Hiền mất năm 1925.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thượng Hiền:

Nguyễn Thượng Hiền tự Đỉnh Nam, hiệu Mai Sơn, Long Sơn, Thiếu Mai Sơn Nhân, Giao Chỉ Khách, Bão Nhiệt, Đỉnh Thần, tục gọi ông Đốc Nam (vì từng làm Đốc học Nam Định). Sinh năm 1868 trong một gia đình Nho học tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội). Ông là con rể quan Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết. Thân phụ của ông là Nguyễn Thượng Phiên, đậu Hoàng giáp khoa Nhã sĩ niên hiệu Tự Đức thứ 18 (1865), giữ chức Tham tri Bộ công, rồi Thượng thư Bộ Công niên hiệu Thành Thái (1889).


Thuở thiếu thời đã nổi tiếng "thần đồng". Năm 1884, mới 16 tuổi, ông đi thi hương và đỗ cử nhân ở trường thi Thanh Hoá. Năm 1885, ông đỗ đầu kì thi Hội, chưa kịp xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ. Ông lui về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hoá. Đến năm 1892, ông lại thi Đình và đỗ Hoàng Giáp, lúc đó 24 tuổi. Ông được bổ nhiệm làm Toản Tu ở Quốc Sử Quán, rồi thăng Đốc Học ở Ninh Bình, Nam Định.

Xuất thân từ một gia đình phong kiến, quí tộc nhưng ông rất đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan và cảm thông với nỗi điêu đứng của nhân dân, Nguyễn Thượng Hiền đã sớm có ý thức làm cách mạng. Trong thời gian ở Huế, ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng ...

Từ năm 1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền đã quyết chí "Đông Du" nhưng vì phụ thân bệnh nặng nên ông đành ở lại và tự nhận nhiệm vụ vận động cách mạng trong nước. Năm 1907, sau khi thọ tang cha, ông sang Trung Quốc cùng hoạt động với Phan Bội Châu trong Duy Tân Hội rồi Việt Nam Quang Phục Hội.

Năm 1908, Nguyễn Thượng Hiền bỏ quan, xuất dương sang Trung Quốc, Nhật Bản cùng Phan Bội Châu hoạt động.

Năm 1912, Nguyễn Thượng Hiền tán thành tôn chỉ của Việt Nam quang phục hội, trở thành một thành viên quan trọng của hội.

Sau khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam (1914), mọi việc của hội trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất đều do ông giữ phần trọng trách. Việc đánh các đồn lẻ của Pháp ở biên giới Trung-Việt tuy có gây được ít nhiều ảnh hưởng nhưng kết quả không được như ý muốn. Sau những thất bại liên tiếp, Nguyễn Thượng Hiền trở nên bi quan rồi đến tu ở một ngôi chùa ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Ngày 18 tháng 12 năm 1925, Nguyễn Thượng Hiền mất tại đây. Theo di chúc, thi hài ông được hoả táng, rải tro xuống sông Tiền Đường để linh hồn theo dòng nước ra biển Đông về lại với quê hương.

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 173.

nguyenthuonghien.edu.vn

vanhocquenha.vn

thpt-nguyenthuonghien-danang.edu.vn

vi.wikipedia.org

Xem thêm chi tiết về Nguyễn Thượng Hiền:

Nguyễn Thượng Hiền (1868 - 1925)

  • 2 thg 10, 2014
  • 115

Nguyễn Thượng Hiền tự Đỉnh Nam, hiệu Mai Sơn, Long Sơn, Thiếu Mai Sơn Nhân, Giao Chỉ Khách, Bão Nhiệt, Đỉnh Thần, tục gọi ông Đốc Nam (vì từng làm Đốc học Nam Định). Sinh năm 1868 trong một gia đình Nho học tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội). Ông là con rể quan Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết. Thân phụ của ông là Nguyễn Thượng Phiên, đậu Hoàng giáp khoa Nhã sĩ niên hiệu Tự Đức thứ 18 (1865), giữ chức Tham tri Bộ công, rồi Thượng thư Bộ Công niên hiệu Thành Thái (1889).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->