Nguyễn Hữu Đang mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Nguyễn Hữu Đang

Trả lời:

Nguyễn Hữu Đang mất năm 2007.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Đang:

Ông là một nhà báo, từng bị thực dân Pháp bắt tù 1930, cũng từng là thứ trưởng Bộ Thanh Niên, tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), một trong những người sáng lập nên Hội truyền bá Quốc ngữ (1938-1945), từng tham gia phong trào Văn hóa Cứu Quốc (1943-1946), Ủy ban Giải phóng Dân tộc tại Tân Trào 1945. Ông là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân. Ông đã bị kết án 15 năm tù vì tội kích động bạo loạn trong vụ án Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.


Ông tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và bị Pháp bắt vào cuối năm 1930 và bị giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình. Mùa hè năm 1931, Nguyễn Hữu Đang bị đưa ra tòa xét xử, nhưng được tha, vì dưới tuổi thành niên. Sau đó, ông lên Hà Nội theo học Trường Cao đẳng Sư phạm.
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Hữu Đang tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) trên lĩnh vực báo chí, viết và làm biên tập viên cho các báo Thời báo, Ngày mới và Tin tức. Ông hoạt động công khai ở Hà Nội, là đồng chí thân thiết của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Phan Thanh, Nguyễn Văn Tố.
Trong thời kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật (1939-1945), ông hoạt động trong khối trí vận của đảng, chuyên lo việc vận động giới tư sản và trí thức, là một trong những người sáng lập ra Hội Truyền bá Quốc ngữ (do Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đằng sau hậu thuẫn) và làm Tổng Thư ký Hội. Năm 1943, ông tham gia Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc và gia nhập Tráng đoàn Lam Sơn của tổ chức Hướng đạo sinh Việt Nam. Mùa hè 1944, Nguyễn Hữu Đang tham gia tổ chức và chủ trì Hội nghị Giáo khoa thư Toàn quốc ở Hà Nội. Mùa thu 1944, ông bị bắt và bị giam giữ một tháng tại Nam Định.
Tháng 8 năm 1945, ông được Đại hội Quốc dân ở Tân Trào bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng Trung ương (Chính phủ Lâm thời khởi nghĩa) gồm 15 ủy viên.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Hữu Đang được phân công làm Trưởng ban Tổ chức Ngày tuyên bố Độc lập 2/9/1945. Ngày nay trên sách báo người ta hay nhắc đến câu nói của Hồ Chí Minh khi giao việc dựng Lễ đài Độc lập với thời gian hết sức gấp gáp, trang thiết bị thiếu thốn: "Có khó mới giao cho chú" (tức Nguyễn Hữu Đang).
Từ 11/1945 đến tháng 12/1945, ông tham gia Chính phủ Lâm thời, lần lượt giữ chức Thứ trưởng Bộ Thanh niên, Chủ tịch Ủy ban Vận động Hội nghị Văn hóa Toàn quốc, Trưởng ban Tuyên truyền Xung phong Trung ương, phụ trách báo Toàn dân Kháng chiến (báo của cơ quan trung ương Hội Liên Hiệp).
Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Từ tháng 6/1949 đến tháng 10/1954, ông được cử làm Trưởng ban Thanh tra Bình dân học vụ. Suốt thời gian trong tù ông bị cách biệt với thế giới bên ngoài và không hề tham gia một chút gì vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Sau khi ra tù vào năm 1973, ông bị quản thúc tại quê nhà Thái Bình gần 20 năm.
Tuy bị quản thúc, nhưng sau ngày 30/4/1975, chính quyền cũng thả lỏng . Ông vẫn đi lại giữa các địa phương để thăm người thân và bạn bè, nhưng vẫn bị giám sát và theo dõi.
Năm 1986, sau Đại hội Đảng VI, ông bắt đầu được phục hồi danh dự và được coi là "lão thành cách mạng". Từ năm 1990, ông được hưởng lương hưu trí.
Từ năm 1993, ông về sống ở Hà Nội, được cấp một căn hộ tại khu nhà B tập thể Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ông không có vợ con.
Ông qua đời ngày 8 tháng 2 năm 2007 tại Hà Nội. Trong tang lễ của ông, đại diện chính quyền đọc điếu văn còn nhắc tội trạng: "phạm sai lầm tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm".

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Nguyễn Hữu Đang:

Nguyễn Hữu Đang (1913 - 2007)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà báo, từng bị thực dân Pháp bắt tù 1930, cũng từng là thứ trưởng Bộ Thanh Niên, tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), một trong những người sáng lập nên Hội truyền bá Quốc ngữ (1938-1945), từng tham gia phong trào Văn hóa Cứu Quốc (1943-1946), Ủy ban Giải phóng Dân tộc tại Tân Trào 1945. Ông là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân. Ông đã bị kết án 15 năm tù vì tội kích động bạo loạn trong vụ án Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->