Ngô Đình Cẩn sinh năm bao nhiêu?
Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Ngô Đình Cẩn
Trả lời:
Ngô Đình Cẩn sinh năm 1911.
Thân thế và sự nghiệp của Ngô Đình Cẩn:
Ông được anh trai giao làm cố vấn Trung phần, phụ trách cao nguyên Trung phần và khu vực duyên hải trải dài từ Phan Thiết ở phía nam đến biên giới Vĩ tuyến 17 ở phía bắc, đồng thời giữ cương vị chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia thuộc Đảng Cần lao Nhân vị trong khu vực. Đặt tổng hành dinh tại cố đô Huế, Ngô Đình Cẩn điều hành quân đội và mật vụ kiểm soát khu vực do mình phụ trách. Trong thời gian cầm quyền, ông cai trị miền Trung như một bạo chúa – ông tổ chức trấn áp, vây bắt những người cộng sản, người bất đồng chính kiến hoặc có tư thù cá nhân với mình. Chính vì điều này, ông Cẩn được xem là người tàn độc nhất trong số các anh em nhà họ Ngô, được người đời mệnh danh là "bạo chúa miền Trung".
Thời còn trẻ, Ngô Đình Cẩn là một người ủng hộ tư tưởng của nhà cách mạng Phan Bội Châu. Cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, vào thời điểm mà nhiều phe nhóm trong nước cũng như các thế lực quốc tế đang cố gắng giành quyền kiểm soát Việt Nam, ông đã tìm cách thu hút sự ủng hộ của quần chúng dành cho ông Diệm. Sau khi hoàn tất loại bỏ các phe dân tộc chủ nghĩa đối lập ở miền Trung, Ngô Đình Cẩn đã trở thành "lãnh chúa" khu vực sau khi ông Diệm trở thành tổng thống của nửa phía nam nước Việt Nam chia cắt vào năm 1955. Trong thời gian nắm quyền, ông Cẩn nổi tiếng không chỉ vì cai trị miền Trung bằng một bàn tay sắt, mà còn được biết đến là có tham gia thực hiện các phi vụ buôn lậu và tham nhũng. Các hoạt động chống Cộng và trị an của ông tỏ rõ sự hiệu quả khi lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ở miền Trung yếu hơn hẳn so với các vùng khác. Vì vậy nên Lực lượng Dân vệ của ông được các quan chức Mỹ ở miền Trung khi đó đánh giá là lực lượng chống Cộng hiệu quả.
Ảnh hưởng của Ngô Đình Cẩn bắt đầu suy yếu đi sau khi anh trai của ông là Ngô Đình Thục được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Công giáo Huế. Sau khi nhậm chức, ông Thục tích cực truyền bá đức tin Công giáo, dẫn đến việc cấm treo cờ Phật giáo trong ngày lễ Phật Đản kỷ niệm ngày sinh của Phật Thích-ca Mâu-ni. Lực lượng quân đội tư nhân dưới trướng Ngô Đình Cẩn đã nã súng vào đám đông phản đối lệnh cấm để trấn áp khiến 9 người chết, góp phần kích động Biến cố Phật giáo năm 1963. Để đối phó mức độ của các cuộc biểu tình đang leo thang từng ngày, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã buộc phải tiến hành trấn áp với mức độ tàn bạo ngày càng tăng. Mong muốn chấm dứt khủng hoảng và thiết lập lại trật tự, một nhóm tướng lĩnh quân đội dưới sự giúp đỡ của chính quyền Mỹ đã tiến hành đảo chính lật đổ và hành quyết Tổng thống Diệm cùng cố vấn Ngô Đình Nhu vào đầu tháng 11 năm 1963. Ngô Đình Cẩn ban đầu được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đề nghị cho phép tị nạn, nhưng đại sứ Henry Cabot Lodge Jr. sau đó đã yêu cầu nhân viên CIA, Lucien Conein, bắt giam ông Cẩn ở thủ đô Sài Gòn. Sau khi được bàn giao cho quân đội, ông bị tòa án chính phủ quân quản dưới trướng Dương Văn Minh kết án tử hình, y án và xử bắn vào tháng 5 năm 1964.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 1964, do sức khỏe quá yếu và không thể tự đi một mình, ông được cáng vào sân trong nhà tù, được hai người lính canh và hai linh mục Công giáo hỗ trợ để đứng thẳng bên cột. Ông từ chối bịt mắt, bày tỏ muốn được nhìn tận mắt cuộc hành quyết của mình. Đề nghị của ông bị từ chối và ông đã bị xử bắn trước sự chứng kiến của khoảng 200 người quan sát.
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm chi tiết về Ngô Đình Cẩn:
Ngô Đình Cẩn (1911 - 1964)
- 29 thg 11, 2022
- 0
Ông được anh trai giao làm cố vấn Trung phần, phụ trách cao nguyên Trung phần và khu vực duyên hải trải dài từ Phan Thiết ở phía nam đến biên giới Vĩ tuyến 17 ở phía bắc, đồng thời giữ cương vị chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia thuộc Đảng Cần lao Nhân vị trong khu vực. Đặt tổng hành dinh tại cố đô Huế, Ngô Đình Cẩn điều hành quân đội và mật vụ kiểm soát khu vực do mình phụ trách. Trong thời gian cầm quyền, ông cai trị miền Trung như một bạo chúa – ông tổ chức trấn áp, vây bắt những người cộng sản, người bất đồng chính kiến hoặc có tư thù cá nhân với mình. Chính vì điều này, ông Cẩn được xem là người tàn độc nhất trong số các anh em nhà họ Ngô, được người đời mệnh danh là "bạo chúa miền Trung".
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống