Mai Lượng sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Mai Lượng

Trả lời:

Mai Lượng sinh năm 1838.

Thân thế và sự nghiệp của Mai Lượng:

Ông là võ tướng, lãnh tụ khởi nghĩa phong trào Cần Vương chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam ở vùng hữu ngạn sông Gianh - Quảng Bình.


Sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông được người anh ruột Mai Thức yêu thương nuôi dạy và cho ăn học. Cùng với việc học tập văn chương, ông thường xuyên luyện tập võ nghệ cùng thanh niên trong làng.
Trong khoa thi Hội võ dưới triều vua Tự Đức ngày 2 tháng 5 năm Ất Sửu (tức ngày 26 tháng 05 năm 1865), ông thi đỗ Cử nhân võ và được triều đình sung vào quân ngũ, phong chức Hiệp quản.
Hoạt động mạnh mẽ nhất của nghĩa quân Mai Lượng là những năm từ 1886 đến đầu năm 1889.
Ở vùng đồng bằng nghĩa quân của ông đã từng đánh những trận nổi tiếng ở các làng: Trung Thôn, Biểu Lệ, Lâm Xuân, Hoà Ninh, Diên Trường…
Tháng 6 năm 1886, thiếu tá Pháp Gre-gain đem quân càn quét khu vực hữu ngạn sông Gianh. Khi quân Pháp vào khu vực sông Rào Nan – cửa ngỏ của căn cứ nghĩa quân đã bị quân Mai Lượng phục kích gây cho chúng nhiều tổn thất.
Trong các trận càn quét của địch vào thôn Hạ Trang ngày 17 tháng 04 năm 1887 vào vùng Troóc ngày 25 tháng 04 năm 1887, Mai Lượng đã chỉ huy nghĩa quân dựa vào địa thế vùng núi hiểm trở chặn đánh dịch quyết liệt bằng súng thần công, Tắc-giang, giỏ đá… gây cho địch nhiều tổn thất. Những chiến công đó đã có những tiếng vang mạnh mẽ thúc đẩy cao trào của phong trào Cần Vương trong những năm 1886-1887 ở Quảng Bình. Từ nửa năm 1888 về sau, tình hình chung của phong trào gặp nhiều khó khăn, nghĩa quân Nguyễn Phạm Tuân tan rã sau khi lãnh tụ qua đời; tại bản doanh của Sơn Triều ở Tà Bảo, Trương Quang Ngọc – người trực tiếp bảo vệ nhà vua đã phản bội dẫn đến việc vua Hàm Nghi bị giặc bắt (ngày 1 tháng 11 năm 1888), Tôn Thất Tiệp bị địch giết, Tôn Thất Đàm thoái chí giải tán nghĩa quân và tự vẫn. Ở hữu ngạn sông Gianh, Lê Trực thế cô cũng giải tán nghĩa quân và ra hàng…
Khi rảnh tay đối phó với nghĩa quân của các vùng khác, địch dồn sức bao vây cô lập, gây nhiều khó khăn cho nghĩa quân Mai Lượng, nhất là việc tiếp tế lương thực, thuốc men. Để đối phó với tình hình khó khăn đó, ông tổ chức nhiều toán nhỏ nghĩa quân, tận dụng địa hình hiểm trở đánh du kích để tiêu hao sinh lực địch. Mặt khác, cho người ra Hà Tĩnh tìm cách liên lạc với nghĩa quân Phan Đình Phùng để phối hợp hoạt động.
Giữa lúc nghĩa quân đang dồn sức chống lại sự tấn công của địch thì ngày 12 tháng 5 năm 1890 (24 tháng 3 năm Canh Dần), bệnh sốt rét rừng ác tính đã cướp đi vị lãnh tụ kính yêu của nghĩa quân vùng hữu ngạn sông Gianh tại căn cứ Cao Mại lúc ông 53 tuổi.
Khi được tin lãnh binh Mai Lượng qua đời, giặc Pháp trả thù bằng cách cướp đi thi thể ông, nhưng với lòng dũng cảm của nghĩa quân, sự đùm bọc của nhân dân đã làm thất bại âm mưu hèn hạ đó. Không trả thù được ông, giặc Pháp tìm bắt vợ ông bà Trần Thị Tám – người vợ cùng tâm huyết với sự nghiệp của chồng đem giam ở nhà tù Troóc và bắt con trai là Mai Xuân Đoá đem giam ở đồn Minh Cầm. Mặc dù giặc ra sức mua chuộc, dụ dỗ, tra tấn dã man, nhưng vợ và con của ông vẫn bất hợp tác với giặc. Sau một thời gian, quân Pháp phải thả vợ và con ông về quê giam lỏng.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Mai Lượng:

Mai Lượng (1838 - 1890)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là võ tướng, lãnh tụ khởi nghĩa phong trào Cần Vương chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam ở vùng hữu ngạn sông Gianh - Quảng Bình.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->