Lê Văn Huân mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Lê Văn Huân

Trả lời:

Lê Văn Huân mất năm 1929.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Văn Huân:

Lê Văn Huân hiệu Lâm Ngu; là một chí sĩ theo đường lối kháng Pháp ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm Bính Tý (1876) tại làng Trung Lễ, huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh ông là Lê Văn Thống đậu cử nhân, làm Bang biện huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; mẹ là Phan Thị Đại, chị ruột Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng. Lê Văn Huân mồ côi cha lúc 2 tuổi, được mẹ đem về nuôi ở quê ngoại, làng Đông Thái, xã Việt Yên Hạ (nay là xã Tùng Ảnh).


Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần Vương, Phan Đình Phùng dựng cờ khởi nghĩa ngay tại quê nhà. Làng Đông Thái bị giặc đánh phá, mẹ con Lê Văn Huân phải chạy lên Hương Sơn, sang Thanh Chương, Nam Đàn lánh nạn nên việc học của ông bị gián đoạn. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu làm quen với các bậc đàn anh như Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân và chịu ảnh hưởng trực tiếp tư tưởng yêu nước của hai người này.

Năm 1906, Lê Văn Huân dự kỳ thi Hương ở trường Nghệ An và đỗ giải nguyên, nên còn được gọi là Giải Huân. Năm 1907, ông vào Huế thi Hội không đỗ, nhưng vẫn ở lại nơi đây một thời gian để làm quen với một số nhân vật yêu nước có tiếng ở miền Trung như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng...

Năm 1908, phong trào chống thuế nổ ra ở Nam – Ngãi và nhanh chóng lan ra Nghệ Tĩnh. Ở Hà Tĩnh, phong trào diễn ra mạnh mẽ, nhà cầm quyền Pháp ra lệnh khủng bố bắt bớ và giết hại những người cầm đầu. Chúng ra lệnh bắt hàng loạt các nhà yêu nước trong Hội Duy tân như Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn và Lê Văn Huân, đày ra Côn Đảo.

Qua 9 năm bị đày ải, tháng 8 năm 1917, Lê Văn Huân được tha về nhưng vẫn bị quản thúc tại quê nhà. Ở quê, ông làm nghề bốc thuốc, dạy học và bí mật liên hệ với một số người cùng chí hướng. Khoảng năm 1924-1925, ông ra Vinh bắt liên lạc với một số thanh niên trí thức yêu nước, rồi sau đó ra Hà Nội bắt liên lạc với Tôn Quang Phiệt bàn việc lập tổ chức cách mạng mới.

Năm 1925, nhân ngày Quốc khánh Pháp (14-7), Lê Văn Huân, Tôn Quang Phiệt, Trần Đình Thanh, Ngô Đức Diễn cùng một số người khác đã họp ở núi Quyết (Nghệ An) quyết định thành lập Hội Phục Việt và Lê Văn Huân là một yếu nhân của Hội.

Ngày 14-7-1928, Việt Nam cách mạng đồng chí hội họp ở Huế, quyết định cải tổ thành Tân Việt cách mạng Đảng. Trong thời gian này, Đảng Tân Việt được tổ chức rộng khắp, Lê văn Huân phụ trách Liên tỉnh bộ Nghệ Tĩnh. Mặc dù tuổi đã cao, ông vẫn luôn bám sát phong trào.

Tháng 9-1929, nhân vụ ám sát tên mộ phu đồn điền Ba – Danh, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các tổ chức cách mạng, cơ sở của Tân Việt cũng bị vỡ gần hết. Ngày 13-9-1929, Lê Văn Huân bị bắt đưa ra Vinh. Trong nhà lao, ông đã tuyệt thực và từ trần ngày 20-9-1929, khi mới 53 tuổi. Cái chết của ông làm chấn động dư luận trong nước, đồng thời cổ vũ cho tinh thần chống Pháp ngày càng mạnh mẽ của nhân dân ta.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lê Văn Huân:

Lê Văn Huân (1876 - 1929)

  • 2 thg 12, 2
  • 107

Lê Văn Huân hiệu Lâm Ngu; là một chí sĩ theo đường lối kháng Pháp ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm Bính Tý (1876) tại làng Trung Lễ, huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh ông là Lê Văn Thống đậu cử nhân, làm Bang biện huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; mẹ là Phan Thị Đại, chị ruột Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng. Lê Văn Huân mồ côi cha lúc 2 tuổi, được mẹ đem về nuôi ở quê ngoại, làng Đông Thái, xã Việt Yên Hạ (nay là xã Tùng Ảnh).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->