Hà Văn Tấn mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Hà Văn Tấn

Trả lời:

Hà Văn Tấn mất năm 2019.

Thân thế và sự nghiệp của Hà Văn Tấn:

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn (16 tháng 8 năm 1937 – 27 tháng 11 năm 2019) là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).


Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1937, tại xã Tiên Điền (nay là thị trấn Tiên Điền), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng. Dòng họ này có các danh nhân như nhà văn hóa tiến sĩ Hà Tôn Mục, thượng thư tiến sĩ Hà Tông Trình, phó bảng Hà Văn Đại.
Năm 1957, ông tốt nghiệp xuất sắc cử nhân Sử – Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội và được giữ làm cán bộ giảng dạy. Gắn bó với nghề dạy học suốt nửa thế kỷ tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông cũng là người sáng lập bộ môn Phương pháp luận sử học ở khoa sử.
Ông nguyên là Viện trưởng Viện Khảo cổ học.
Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố 250 công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước, đồng thời hướng dẫn 20 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học, khảo cổ học.
Ông được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư (1980) và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (1997). Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về khoa học.
Ông được các thế hệ giáo viên và sinh viên khoa lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội phong là một trong tứ trụ "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" của nền sử học Việt Nam đương đại.
Ông qua đời ngày 27 tháng 11 năm 2019 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi.
Dư địa chí: Giới thiệu, hiệu chính và chú thích. Nhà xuất bản Sử học, 1960; In lại trong "Nguyễn Trãi toàn tập". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1969; tái bản 1976.
Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng)/ Nhà xuất bản Giáo dục,– H., 1960.
Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập I (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng)/Nhà xuất bản Giáo dục, 1960; tái bản 1963.
Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng). Nhà xuất bản Giáo dục, 1961.
Vấn đề người Indonesien và loại hình Indonesien trong thời đại nguyên thủy Việt Nam
Kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ 13 (cùng viết với Phạm Thị Tâm). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1968; tái bản: 1970, 1972, 1975.
Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học Nga – Việt. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1970.
Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư
Cơ sở Khảo cổ học. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
"Óc Eo: Endogenous and Exogenous Elements", Viet Nam Social Sciences, 1 – 2 (7 – 8), 1986, pp. 91 – 101.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Văn Tấn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
Triết học lịch sử hiện đại. Đại học Tổng hợp Hà Nội,1990.
Lịch sử Thanh Hóa (Chủ biên) Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,–H. 1990.
History of Buddhism in Vietnam. Social Sciences Publishing House Hanoi 1992 (Viết Part Two: Buddism from the Ngo to the Tran dynaties.
Chùa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1993.
Tư tưởng thời kỳ tiền sử và sơ sử // Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Khoa học Xã hội, 1993 (phần thứ nhất).
Buddism in Vietnam (Viết chung). The Gioi Publishers,1993.
Theo dấu các văn hoá cổ: Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt; Người Phùng Nguyên và đối xứng; Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng,...(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1997, 851 trang)
Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1994.
Triết học ấn Độ cổ đại// Tập bài giảng Lịch sử Triết học, tập I. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994.
Ứng dụng thống kê toán học trong khảo cổ học
Giáo trình toán xác suất thống kê trong khảo cổ học
Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (chủ biên), tập II. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996.
Theo dấu các văn hoá cổ. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1997.
Đình Việt Nam (viết chung). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
Văn hóa Sơn Vi, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 (Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chung,)
Một số vấn đề lý luận sử học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
Sự ra đi của giáo sư Hà Văn Tấn là mất mát vô cùng to lớn của nền sử học Việt Nam
Sử học Việt Nam có tứ trụ: "Lâm, Lê, Tấn, Vượng", gồm các GS Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng - 4 gương mặt tiêu biểu tạo nên diện mạo của sử học Việt Nam đương đại.

Đòi hỏi trung thực, khách quan

Trong tứ trụ trên, người trẻ nhất là GS Hà Văn Tấn và là người nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ sớm nhất. Giải thưởng được trao cho thầy vì đóng góp rất đặc biệt: Nghiên cứu về các nền văn hóa cổ và trên cơ sở đó phân lập được các giai đoạn phát triển của thời đồ đồng từ sơ kỳ đến hậu kỳ. Đó chính là con đường đi tới văn minh Việt cổ, đi tới sự hình thành nhà nước. Đây là phát hiện có tính chất nền tảng cho nhận thức lịch sử Việt Nam thời cổ đại.

Điều mà mọi người hay nhắc đến thầy Hà Văn Tấn là một học giả rất uyên bác trong giới sử học khó ai có thể sánh được, tôi có cảm giác rằng mọi thứ đều có thể đến hỏi thầy, từ câu chuyện ở xứ sở Ba Tư đến Địa Trung Hải.

Khác biệt với các nhà sử học khác, thầy Hà Văn Tấn có một khối kiến thức vô cùng đồ sộ, tri thức uyên bác, khả năng sử dụng ngoại ngữ phong phú, kể cả tiếng Phạn. Thầy Tấn hay nhắc nhở học trò của mình, trong đó có tôi, rằng người làm sử thực chất là viết lại sự thật lịch sử nên đòi hỏi phải trung thực, khách quan với đối tượng mình nghiên cứu ở mức độ cao nhất.

Lịch sử là cái đã xảy ra không sửa được nhưng chúng ta không biết được một cách đầy đủ, chúng ta đọc chủ yếu là dữ liệu các nhà sử học tái tạo lại. Về vấn đề này, thầy là một người rất mẫu mực, luôn xử lý tư liệu nghiêm cẩn và việc đó tạo ra niềm tin với tất cả mọi người. Thầy có tư duy khoa học thực chứng tạo cho người nghe cảm giác những môn thầy đang dạy không còn là khoa học xã hội nữa mà có thể chứng minh đúng - sai rõ ràng. Đó là tính khúc chiết mạch lạc của nhà khoa học.
Dù biết sức khỏe của giáo sư - nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn không tốt đã lâu, nhưng tin về sự ra đi của người cuối cùng trong bộ tứ sử học Việt Nam tối 27-11 vẫn khiến nhiều người, đặc biệt là gia đình và các học trò của ông, mênh mang một niềm thương tiếc.

Tuổi Trẻ gửi đến độc giả những dòng hồi ức và cảm xúc của phó giáo sư, tiến sĩ Tống Trung Tín (nguyên viện trưởng Viện Khảo cổ học, chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam) về người thầy lớn của mình:

Lứa các nhà khảo cổ học chúng tôi và bao thế hệ các nhà sử học, khảo cổ học sau đều tôn thầy Hà Văn Tấn là người thầy lớn. Hầu hết các nhà khảo cổ học từ Bắc chí Nam đều là học trò của thầy Tấn.

Ngay cả những anh chị em đi học ở nước ngoài về cũng vẫn một lòng tôn thầy Tấn là đại sư của mình, luôn tranh thủ học ở thầy mọi cơ hội có được, từ học ở công trường, ở hội thảo, ở cơ quan đến học ở các sách vở, công trình khoa học, bài viết đăng trên báo, tạp chí... Chúng tôi học ở thầy không chỉ kiến thức mà còn học cả đạo đức làm nghề, làm người.

Tôi may mắn được học thầy ở Trường đại học Tổng hợp, và sau đó lại được làm việc cùng thầy ở Viện Khảo cổ học khi thầy về làm viện trưởng những năm 1990. Quãng thời gian thầy làm viện trưởng Viện Khảo cổ học cũng là quãng thời gian viện đã đạt được những bước đột phá.

Những ngày làm luận án tiến sĩ với sự hướng dẫn của thầy là những ngày tôi học được ở thầy rất nhiều về tính nghiêm túc và say mê trong làm khoa học, cũng như cảm nhận rất rõ trí tuệ sắc bén và mẫn tiệp của thầy.

Thứ trí tuệ sáng rực luôn cuồn cuộn tri thức trong mỗi cuộc trò chuyện của thầy ban đầu đã khiến tôi choáng ngợp và có phần rụt rè, e ngại khi đối diện với thầy; nhưng sự gần gũi, cởi mở, tận tình với học trò, thế hệ đi sau của thầy đã khiến học trò chúng tôi mạnh dạn và tự tin hơn trên con đường kiếm tìm tri thức và nghiên cứu khoa học.

Chúng tôi còn học được lòng say mê khoa học tuyệt vời ở thầy. Không biết bao ngày tôi làm việc bên thầy và nhìn thầy say sưa với công việc đến độ gần như quên hết xung quanh, quên cả tôi đang ngồi bên cạnh.

Chúng tôi cố gắng học thầy nhưng chẳng thể học hết, đặc biệt là trí tuệ sáng rỡ, niềm say mê và biệt tài viết lách rất logic, biến những thứ khoa học phức tạp trở nên sáng rõ, dễ hiểu không ngờ, cùng tinh thần tìm tòi cái mới và đi đến cùng của những vấn đề khoa học.

Tinh thần lao động cống hiến cho khoa học của thầy là một bài học lớn mà học trò chúng tôi chỉ mong học được phần nào.

Con người ấy ngay cả khi bệnh nặng vẫn tiếp tục viết và xuất bản những cuốn sách, những công trình nghiên cứu mà trước đó thầy chưa kịp làm, dưới sự hỗ trợ của những học trò thân cận.

Hai năm trước, khi thầy tròn 80 tuổi, thầy vẫn kịp hoàn tất cuốn sách cuối cùng - cuốn Sự sinh thành Việt Nam - trước sự kinh ngạc không chỉ của giới sử học trong nước mà cả sự nể phục của các học giả nước ngoài.

Thầy đi, "bộ tứ Lâm, Lê, Tấn, Vượng" đã khép lại một huyền thoại rực rỡ không dễ gì có được của sử học Việt Nam, để lại một khoảng trống lớn không thể bù đắp. Nhưng ánh sáng từ những vì sao như các thầy vẫn sẽ tiếp tục được các lớp học trò thắp lên.
Cuộc đời gần 50 năm nghiên cứu gắn với giảng dạy của nhà sử học Hà Văn Tấn là hành trình tự học, tự nghiên cứu không mệt mỏi, xuất phát từ niềm đam mê nghiên cứu sử học.

Là nhà khoa học tâm huyết có nhiều đóng góp cho nền sử học nước nhà và là một người thầy mẫu mực ưu tú, Giáo sư Hà Văn Tấn được mệnh danh là một trong "tứ trụ" sử học huyền thoại - những nhà sử học “đời đầu” gồm: Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Giáo sư Phan Huy Lê, Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Hà Văn Tấn. Đồng thời, ông còn là học giả uyên thâm về Phật học, đóng góp rất lớn cho nền khoa học Phật học nước ta, với hàng chục công trình nghiên cứu đồ sộ về khảo cổ, chùa chiền, văn hóa - lịch sử Phật giáo...

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn sinh ngày 16/8/1937, tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (cùng làng với Đại thi hào Nguyễn Du). Đây là một vùng đất nổi tiếng hiếu học và có truyền thống khoa bảng với nhiều danh nhân hiền tài.

Năm 1957, ở tuổi 20, ông đã tốt nghiệp đại học và ở lại trường làm cán bộ bộ môn Lịch sử cổ đại Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm. Năm 1960, khi mới 23 tuổi, Hà Văn Tấn đã hiệu đính Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán thế kỷ XV.

Giáo sư Đào Duy Anh từng nhận xét công trình này "Rất công phu, nghiêm túc và tin cậy ở tác giả". Ngoài ra, ông còn cùng Giáo sư Trần Quốc Vượng viết Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam và Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập 1).

Từ năm 1960, Hà Văn Tấn bắt đầu tham gia nghiên cứu khảo cổ học. Năm 1961, ông và Trần Quốc Vượng viết Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam, trình bày những phát hiện mới về thời đại đá.

Từ những năm 70, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn bắt đầu giảng cho sinh viên Khoa Sử các chuyên đề về Sử liệu học, Văn bản học… Đến năm 1982 ông đã đề xuất với Khoa và chuẩn bị mọi điều kiện để thành lập ở Khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) bộ môn Phương pháp luận sử học mà sau đó ông được phân công làm chủ nhiệm Bộ môn. Năm 1988, ông về công tác ở Viện Khảo cổ học, sau đó được bổ nhiệm chức danh Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Đánh giá về người bạn cùng thời Hà Văn Tấn, Giáo sư Phan Huy Lê viết: "Tác phẩm đầu tay của anh Hà Văn Tấn là hiệu đính và chú thích cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi do cụ Phan Duy Tiếp dịch, xuất bản năm 1960 lúc anh mới 23 tuổi. Tài năng và phong cách khoa học của anh đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này”.

Nhiều công trình nghiên cứu đáng trân trọng

Ông là tác giả của 27 bộ sách đã xuất bản, trong đó nhiều bộ sách được coi là “kim chỉ nam” cho nền học thuật lịch sử Việt Nam, điển hình như: Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam; Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam toàn tập; Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam; Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII; Thuật ngữ sử học, dân tộc học khảo cổ học Nga - Việt; Lịch sử Phật giáo Việt Nam; Chùa Việt Nam; Tư tưởng thời kỳ tiền sử và sơ sử; Lịch sử tư tưởng Việt Nam; Triết học Ấn Độ cổ đại…

Trong số 27 bộ sách đã xuất bản, có nhiều tác phẩm về Phật giáo của ông đã trở thành “kinh điển”, phải kể đến như: “Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư” năm 1965; Lịch sử Phật giáo Việt Nam xuất bản năm 1988; Chùa Việt Nam xuất bản lần đầu năm 1993, đến nay đã tái bản nhiều lần. Để thực hiện những công trình này, Giáo sư Hà Văn Tấn đã đi hầu khắp các ngôi chùa cổ trên cả nước, nghiên cứu sâu từ kiến trúc, di vật, cổ vật lưu giữ ở các di tích và hiện vật tìm thấy trong những cuộc khảo cổ.

Đặc biệt, với cuốn sách “Chữ trên đá, chữ trên đồng - Văn minh và lịch sử” của ông, hàng nghìn văn bản chữ Hán, chữ Nôm trên các bia đá, chuông đồng cổ ở các ngôi cổ tự nước ta đã được Giáo sư Hà Văn Tấn dày công nghiên cứu, phân tích, từ đó phác thảo nên những nền văn hóa đồ sộ, những ý nghĩa lịch sử của văn minh qua các thời kỳ. Có thời gian ông đã từng đảm nhiệm vai trò chủ biên Tạp chí Nghiên cứu Phật học thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội.

Trong tư liệu của cố nhà báo Hàm Châu (1935-2016) - Cây bút nổi tiếng chuyên viết về chân dung các nhà khoa học có lưu: Bài viết "Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư" in trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 76 (1965) khi tác giả mới 28 tuổi. Cột kinh này là một trụ đá tám mặt, trên các mặt đều có khắc chữ Hán. Vì đá mềm, bị vùi lâu dưới đất nên một số chỗ trên trụ hỏng nát, không nhận rõ mặt chữ. Hà Văn Tấn đã viết lại thật rõ các chữ Hán để đưa in, rồi dịch ra âm Hán - Việt. Và điều khó hơn nhiều là phục nguyên Phạn văn, bởi lẽ bản kinh chữ Hán khắc ở Hoa Lư chỉ là dùng chữ Hán để phiên tiếng Phạn mà thôi, rồi phân tích ý nghĩa.

Trong tư liệu cố nhà báo Hàm Châu cũng còn những dòng viết: "Đồng nghiệp và học trò luôn ngưỡng mộ Giáo sư Hà Văn Tấn, nhất là ở khả năng tự học, ông thông thạo 7 ngoại ngữ và sử dụng tốt chữ Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật. Ông học tiếng Đức qua sách tiếng Nga, tiếng Nhật qua sách tiếng Trung Quốc rồi còn tự tìm cách học tiếng Sanskrit (Phạn) - một thứ ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại rất khó học thông qua tiếng Đức và Phật học”.

Không chỉ chuyên tâm nghiên cứu sử, sau này Giáo sư Hà Văn Tấn chuyển sang lĩnh vực khảo cổ học và đạt được nhiều thành tựu khoa học và chính những công trình khảo cổ học mới mang lại cho ông Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Cuốn "Theo dấu các văn hóa cổ" lý giải nhiều vấn đề về văn hóa Tiền Đông Sơn như văn hóa Gò Mun, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Phùng Nguyên, chứng minh tính bản địa của các văn hóa ấy. Đây là một công việc vô cùng khó, bởi vì, trước Hà Văn Tấn, một số học giả nước ngoài có tiếng đã ra sức biện luận rằng nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ kia không hề có… nguồn gốc bản địa Việt Nam.

Trong hàng loạt bài báo khoa học, Giáo sư Hà Văn Tấn đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng văn hóa Đông Sơn là sự tiếp tục phát triển lên từ các văn hóa Tiền Đông Sơn mà các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện.

Suốt gần 50 năm nghiên cứu gắn với giảng dạy, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ, công bố 298 bài báo, tham luận, nghiên cứu khoa học trên tạp chí trong và ngoài nước và là tác giả, đồng tác giả nhiều công trình nghiên cứu.

Với những đóng góp lớn cho nền sử học Việt Nam hiện đại và ngành khảo cổ học Giáo sư Hà Văn Tấn được phong hàm Giáo sư năm 1980, được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ năm 2000 và nhiều huy chương khác.
Nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học phải chia tay người thầy trong giới nghiên cứu sử học, khảo cổ học-GS. Hà Văn Tấn. Ông trút hơi thở cuối cùng tối 27/11 sau thời gian dài chống chọi bệnh tật.

Trong bộ tứ sử học Đinh Xuân Lâm-Phan Huy Lê-Hà Văn Tấn-Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn cũng là trường hợp đặc biệt, nhà nghiên cứu uyên bác nhưng đặc biệt do tự học và nghiên cứu.

Ông sinh năm 1937 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (cùng làng với đại thi hào Nguyễn Du). Đầu năm 1955, sau khi tốt nghiệp lớp 9, ông ra Hà Nội. Sau một năm vừa học vừa làm vất vả, ông vào học khoa Sử, ĐH Sư phạm. Năm 1957, ông tốt nghiệp đại học ở tuổi 20, ở lại trường làm cán bộ bộ môn Lịch sử cổ đại Việt Nam, trường ĐH Sư phạm trực tiếp dưới sự điều hành của GS. Đào Duy Anh.

Suốt gần 50 năm nghiên cứu gắn với giảng dạy, ông bảo vệ luận án tiến sĩ, công bố 298 bài báo, tham luận, nghiên cứu khoa học trên tạp chí trong và ngoài nước, và là tác giả, đồng tác giả nhiều công trình nghiên cứu.
GS. Hà Văn Tấn được phong hàm giáo sư năm 1980, được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ (2000) và nhiều huy chương khác.

Đồng nghiệp và học trò luôn ngưỡng mộ GS. Hà Văn Tấn, nhất là ở khả năng tự học, ông thông thạo và sử dụng tốt chữ Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật. Ông học tiếng Đức qua sách tiếng Nga, tiếng Nhật qua sách tiếng Trung Quốc rồi còn tự tìm cách học tiếng Sanskrit (Phạn)- một thứ ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại rất khó học thông qua tiếng Đức.

Đánh giá về người bạn cùng thời Hà Văn Tấn, GS. Phan Huy Lê viết: Tác phẩm đầu tay của anh Tấn là hiệu đính và chú thích cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi do cụ Phan Duy Tiếp dịch, xuất bản năm 1960 lúc anh mới 23 tuổi. Tài năng và phong cách khoa học của anh đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này”.

Không chỉ chuyên tâm nghiên cứu sử, sau này GS. Hà Văn Tấn chuyển sang lĩnh vực khảo cổ học và đạt được nhiều thành tựu khoa học. Các nhà khảo cổ hiện nay vẫn luôn nhắc về lời GS. Tấn dặn học trò: “Say mê không đủ, phải bền gan, và có chút ít liều mạng, liều mạng một cách nghiêm túc”.

Đáng tiếc nhất cho nền lịch sử và khảo cổ là năm 2001, GS. Hà Văn Tấn lâm bệnh nặng, không thể đi lại và ảnh hưởng tới trí nhớ. Tuy nhiên ông vẫn giữ được sự minh mẫn.

GS Hà Văn Tấn từng là Chủ nhiệm Bộ môn Phương pháp luận sử học, Khoa Lịch sử (1982 - 2009); Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) (1988-2008).

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Hà Văn Tấn:

Hà Văn Tấn (1937 - 2019)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn (16 tháng 8 năm 1937 – 27 tháng 11 năm 2019) là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->