Đoàn Thị Điểm sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Đoàn Thị Điểm

Trả lời:

Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705.

Thân thế và sự nghiệp của Đoàn Thị Điểm:

Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bà chính họ là Đoàn, nhưng vì bà lấy chồng họ Nguyễn (ông Nguyễn Kiều), nên có sách chép bà là Nguyễn Thị Điểm. Bà là con gái ông hương cống Đoàn Doãn Nghi. Mẹ bà là người họ Vũ và là vợ hai ông Nghi, nhà ở phường Hà Khẩu, Thăng Long (phố Hàng Bạc bây giờ), sinh một trai (1703) là Đoàn Doãn Luân và một gái (1705) là Đoàn Thị Điểm. Từ nhỏ anh em bà đã theo mẹ về ở với ông bà ngoại là quan Thái Lĩnh Bá và được dạy dỗ chu đáo, lầu thông Tứ thư, Ngũ kinh. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.


Đoàn Thị Điểm là người có tài trí và nhan sắc hơn người, nổi tiếng từ hồi trẻ. Năm 6 tuổi đã học rất giỏi. Năm 16 tuổi, có quan thượng thư Lê Anh Tuấn mến mộ muốn xin làm con nuôi, để tiến cử vào cung Chúa Trịnh, nhưng bà nhất định từ chối. Về sau cha mất, gia đình phải chuyển về quê nhà, được ít lâu dời về làng Võ Ngai, tại đây Đoàn Thị Điểm cùng anh trai Đoàn Doãn Luân hành nghề dạy học.

Bấy giờ, có nhiều đến hỏi, trong đó có cả những người quyền quý, nhưng bà đều từ chối. Mãi đến năm 37 tuổi (1742), bà mới nhận lời lấy Nguyễn Kiều (1695?-1792?), một Tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Nhưng vừa cưới xong, Nguyễn Kiều lại phải đi sứ sang Trung Quốc ba năm. Theo Từ điển văn học (bộ mới), có lẽ trong thời gian xa chồng này bà đã dịch ra quốc âm tập thơ Chinh phụ ngâm của danh sĩ Đặng Trần Côn.

Đoàn Thị Điểm là người có công với nền văn học quốc âm. Riêng về Hà Nội, bà có tác phẩm Bích Câu kỳ ngộ, là một trong sáu truyện của tập truyện ký “Truyền kỳ tân phả”, được xếp vào những tác phẩm Việt văn thi ca ở triều Lê, sau đời Hồng Đức. (Truyện này về sau được viết lại bằng chữ Nôm theo thể văn vần, không biết tác giả).

Năm 1745, Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An[10]. Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, cuối cùng mất ở Nghệ An vào ngày 11 tháng 9 (âm lịch) năm đó (Mậu Thìn, 1748), lúc 43 tuổi

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 128

hungyentv.vn

vi.wikipedia.org

Xem thêm chi tiết về Đoàn Thị Điểm:

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)

  • 29 thg 9, 2014
  • 137

Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bà chính họ là Đoàn, nhưng vì bà lấy chồng họ Nguyễn (ông Nguyễn Kiều), nên có sách chép bà là Nguyễn Thị Điểm. Bà là con gái ông hương cống Đoàn Doãn Nghi. Mẹ bà là người họ Vũ và là vợ hai ông Nghi, nhà ở phường Hà Khẩu, Thăng Long (phố Hàng Bạc bây giờ), sinh một trai (1703) là Đoàn Doãn Luân và một gái (1705) là Đoàn Thị Điểm. Từ nhỏ anh em bà đã theo mẹ về ở với ông bà ngoại là quan Thái Lĩnh Bá và được dạy dỗ chu đáo, lầu thông Tứ thư, Ngũ kinh. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->