Cao Xuân Hạo sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Cao Xuân Hạo

Trả lời:

Cao Xuân Hạo sinh năm 1930.

Thân thế và sự nghiệp của Cao Xuân Hạo:

Cao Xuân Hạo (1930-2007) là một nhà ngôn ngữ học người Việt với nhiều đóng góp trong việc định hình phương pháp phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Ngoài ra, ông còn là một dịch giả, giáo sư văn chương uyên bác.


Cao Xuân Hạo sinh ngày 30 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Cha ông, Cao Xuân Huy, cũng là một học giả nổi tiếng. Ông nội ông là Cao Xuân Tiếu. Dòng họ Cao Xuân của ông (Diễn Châu, Nghệ An) có nhiều danh sĩ. Từ nhỏ, ông đã có giai thoại tự học nghe, nói và viết thành thạo tiếng Pháp chỉ từ việc chơi với một người bạn Pháp. Ông từng làm giảng viên ngôn ngữ học, khi đó ông đảm nhận phần lớn công việc dịch sách và hiệu đính các sách dịch tại bộ môn ngôn ngữ học, tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông được biết đến với tư cách nhà ngôn ngữ học và dịch giả, và là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam. Giáo sư Cao Xuân Hạo đã được trao tặng Giải thưởng về dịch thuật năm 1985 của Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông mất lúc 19h 40 phút ngày 16 tháng 10 năm 2007 tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh sau hai tuần nằm bệnh do một cơn đột quỵ.

Sách ngôn ngữ
Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 1991. Ấn bản 2017.
Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Công ty Văn hóa Phương Nam. 2006.
Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 1998.
Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt. Nhà xuất bản Trẻ. 2001. Ấn bản 2011.
Âm vị học và tuyến tính: suy nghĩ về các định đề của âm vị học đương đại. Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Công ty Văn hóa Phương Nam. 2017
Sách dịch
Người con gái viên đại uý (truyện, 1959).
Chiến tranh và hòa bình (tiểu thuyết, dịch chung, 1962).
Truyện núi đồi và thảo nguyên (tập truyện ngắn, dịch chung, 1963).
Trên những nẻo đường chiến tranh (tiểu thuyết, 1964).
Truyện ngắn Goócki (1966).
Con đường đau khổ (tiểu thuyết, 1973).
Tội ác và hình phạt (tiểu thuyết, dịch chung với Cao Xuân Phổ, xuất bản năm 1983 với tên Tội ác và trừng phạt do BTV tự ý sửa).
Đèn không hắt bóng (1986).
Papillon (1988).
Khải Hoàn Môn (tiểu thuyết) (1988).
Nô tỳ Isaura (tiểu thuyết 19??).
Âm vị học & Tuyến tính (Phonologie et linéarité - Nguyên bản tiếng Pháp được GS viết năm 1980, bản dịch do chính GS thực hiện, xuất bản năm 2006).
Đối với nhiều thế hệ người đọc Việt Nam, ông là dịch giả được biết đến dưới nhiều tựa sách văn học kinh điển của thế giới như: Chiến tranh và hòa bình, Đèn không hắt bóng, Tội ác và trừng phạt...

Giáo sư Cao Xuân Hạo sinh ngày 30-7-1930.

Một tài năng bẩm sinh
Giáo sư Cao Xuân Hạo sinh tại Huế, nguyên quán tại làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là con cả của cụ Cao Xuân Huy, nhà Hán học và nghiên cứu triết học nổi tiếng. Cụ Huy là con trai cụ Phó bảng Cao Xuân Tiếu; chánh chủ khảo các kỳ thi Hương cuối thế kỷ 19 và cụ Tiếu là con trai cụ Cao Xuân Dục, Thượng thư bộ Học, nhà nghiên cứu triết học.

Sinh ra trong một gia đình văn hóa nổi tiếng, tài năng của Cao Xuân Hạo gần như là một tài năng bẩm sinh. Nhưng sự rèn luyện, lao động công phu, kiên trì là điều không thể thiếu để ông trở thành một Giáo sư, dịch giả, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Cao Xuân Hạo.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập Vệ quốc quân. Hòa bình lập lại, ông theo học khoa văn và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên tâm nghiên cứu tiếng Việt, chuyên sâu ngữ âm học. Ông giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga đến trình độ “tinh diệu nhập thần”; tiếng Hán ông học ít hơn, nhưng cũng đủ cho nghiên cứu so sánh với tiếng Việt.

Nhà ngôn ngữ học xuất chúng

Lĩnh vực chuyên sâu của Giáo sư Cao Xuân Hạo là tiếng Việt, chủ yếu là ngữ âm học, ngữ pháp học… Ông là người đầu tiên và có lẽ là duy nhất chỉ ra rằng hệ thống ngữ âm tiếng Việt không thể mặc vừa chiếc áo mà lý thuyết ngữ âm học Châu Âu đã thửa cho. Phát hiện ấy của ông quả là một cú sốc đối với giới chuyên môn Âu-Mỹ, đến nỗi nhà ngữ học tên tuổi người Pháp Jean-Pierre Chambon đã phải thốt lên những lời nồng nhiệt: "Có lẽ chính cái hướng được Cao Xuân Hạo chỉ ra - chứ không phải hướng của ngữ pháp tạo sinh cải biến - mới đúng là cái hướng mà ta phải đi theo để tìm đến một cuộc cách mạng Copernic thực sự cho ngữ học thời nay".
Điều lý thú là ông làm được điều đó không phải chỉ đơn thuần vì đã thấu hiểu cặn kẽ mọi thành tựu lớn lao của ngữ học hiện đại (nhờ khổ công học tập), mà còn chính vì đã bám rất chắc vào mảnh đất tiếng Việt, hoàn toàn nhập thân vào tâm thức của người bản ngữ, quan sát cái thực tế nói năng sinh động của người Việt (sau khi dịch hàng vạn trang không chỉ riêng các tác giả kinh điển như Puskin, Tolstoy,... mà cả những cây bút đương đại như Remarque, Aitmatov, Wantanabe) và lấy đó làm nơi kiểm nghiệm lý luận của ngữ học hiện thời.

Khác với rất nhiều nhà Việt ngữ học cứ cố gò bằng được tiếng Việt cho vừa cái khuôn lý luận hiện có, ông đã can đảm sửa đổi các chuẩn tắc vốn được giới ngữ học thừa nhận. Rất nhiều công trình lớn nhỏ của ông đều được viết theo tinh thần chống lại quan điểm "lấy Châu Âu làm trung tâm" (europeo- centrism) ấy.

Và chính cái tinh thần phê phán đối với ngữ học hiện đại phương Tây ấy đã khiến ông đặc biệt trân trọng và đánh giá công bằng các thành tựu của ông cha ta: Trong khi nhiều người làm ngôn ngữ ở ta chê Trương Vĩnh Ký là cổ lỗ thì ông đã coi nhà học giả đó là một trong những người đi tiên phong trong việc xây dựng nền ngữ pháp cách, một trong những thành phần chủ chốt của ngữ pháp chức năng hiện đại và là một trong những người đầu tiên trên thế giới đã xác định được tư cách danh từ của các từ ngữ bị gán cho cái tên là "loại từ" (như cái, con, chiếc, bài, tấm, bức, trang, v.v).

Ông có những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học nổi tiếng như: “Âm vị học và tuyến tính”, “Tiếng Việt-sơ thảo ngữ pháp chức năng”, “Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm”, “Ngữ pháp ngữ nghĩa”, “Sổ tay lỗi hành văn”…

Dịch giả tài hoa

Cao Xuân Hạo là một dịch giả văn chương nổi tiếng. Tên tuổi của ông gắn với nhiều tác phẩm văn học như: “Người con gái viên đại úy”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Chuyện núi đồi và thảo nguyên”, “Trên những nẻo đường chiến tranh”, “Truyện ngắn Goócki”, “Con đường đau khổ”, “Tội ác và trừng phạt”, “Đèn không hắt bóng”, “Papillon người tù khổ sai”, “Khải hoàn môn”...

Ông đã dịch mọi bản dịch với phần tiếng Việt trau chuốt, thoát ý. Nắm vững nhiều ngoại ngữ và đặc biệt mẫn cảm với tiếng mẹ đẻ một cách tuyệt vời, Cao Xuân Hạo đã việt hóa các bản dịch tới mức độc giả cảm nhận chẳng khác gì đọc tác phẩm của người Việt. Nhà thơ Thanh Thảo từng nhận xét: “Lối dịch văn học của Cao Xuân Hạo vừa sáng vừa chuẩn nhưng vừa mờ ảo. Đó là điều không hề dễ dàng với bất cứ dịch giả nào, không hề “phản” cũng không hề hạ thấp chất văn trong nguyên tác mà lại rất thăng hoa chất văn trong Việt ngữ. Có được thành công ấy, vì Cao Xuân Hạo trong sâu thẳm tâm hồn mình là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ ngôn từ, nghệ sĩ của tiếng Việt”.

Một thống kê cho biết ông từng dịch 20.000 trang sách văn học của các nhà văn Nga, Đức, Pháp, Nhật và các nước khác.
Năm 1985, ông được giải thưởng về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam.

Cao Xuân Hạo là một nhà giáo được đồng nghiệp quý mến, được học trò kính trọng và ngưỡng mộ. Ông đã có nhiều thế hệ học trò tài năng.

Giáo sư Cao Xuân Hạo qua đời ngày 16-10-2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 77 tuổi. Kể từ đây, giới học thuật Việt Nam mất đi một nhân vật tầm vóc để tranh luận về ngôn ngữ học ngang hàng với giới nghiên cứu ngôn ngữ học quốc tế.
Năm nay kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh cố GS Cao Xuân Hạo (1930-2007), nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục, dịch giả hàng đầu Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với những công trình nghiên cứu ngôn ngữ học vượt khỏi biên giới quốc gia, được đồng nghiệp quốc tế nể trọng. Ít ai biết rằng tuổi thơ của Cao Xuân Hạo gắn liền với Biên Hòa, khởi nguồn cho một tài năng ngoại ngữ và ngôn ngữ học hiếm có...
Những giai thoại về ngoại ngữ

Một hôm, Ban chiếu bóng của Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội mượn được 2 tập phim Anh em nhà Karamazov chuyển thể kịch bản từ tác phẩm của văn hào Nga Dostoievski. Đến giờ chiếu mà chưa có bản tiếng Việt, làm cho người đọc thuyết minh lúng túng và cả những người có trách nhiệm chiếu bóng cũng chạy đôn chạy đáo.

Chợt có người phát hiện thầy Cao Xuân Hạo cũng đến xem phim. Mừng quá, họ đến nhờ ông cảm phiền thuyết minh giúp. Ông cười bảo mua cho mình mấy điếu thuốc thơm, rồi bước vào phòng máy, vừa nhìn lên màn ảnh vừa dịch đuổi theo nhân vật trong phim một cách khúc chiết. Cả khán phòng ai cũng phục. Thuyết minh xong ông nói, sao lời thoại trong phim kỳ quá, chẳng giống chút nào với lời thật của nhân vật trong nguyên bản tiểu thuyết của văn hào Dostoievski.

Một lần khác, viện sĩ khảo cổ học Gube của Liên Xô sang thăm và nói chuyện tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Người được phân công phiên dịch cho viện sĩ Gube là một nhà khảo cổ học từng tu nghiệp 7 năm bên Liên Xô, nhưng đã dịch vấp váp, khó khăn trước nhiều thuật ngữ khoa học chuyên dùng. Trước tình thế nan giải ấy, ban lãnh đạo quyết định phải tức tốc đi tìm, mời bằng được Cao Xuân Hạo. Cuộc nói chuyện của viện sĩ Gube tạm dừng. Và khi Cao Xuân Hạo đến thì mọi việc mới diễn ra suôn sẻ...

Nhiều giai thoại độc đáo như vậy về khả năng tiếng Nga của Cao Xuân Hạo được truyền tụng. Một đồng nghiệp gần gũi về quan điểm ngữ học của ông là GS-TS Nguyễn Quang Hồng, chuyên gia Hán Nôm đầu ngành nhận định: “Anh Hạo là người đa tài, mà tài nào cũng thực sự là tài. Nói đến ngoại ngữ, không phải chỉ lũ chúng tôi, những người từng nhiều năm ăn bánh mì ở Nga về, mà cả người Nga cũng thán phục khả năng nói tiếng Nga lưu loát của anh, ngay cả khi họ chưa biết rằng anh chỉ tự học tiếng Nga qua Đài Tiếng nói Việt Nam”.

* Câu chuyện với cô bé người Pháp ở Biên Hòa

Sự thực thì Cao Xuân Hạo giỏi mấy ngoại ngữ? Sinh thời trong một lần trò chuyện, trước sự “chất vấn” của tôi, bậc thầy đáng kính từ tốn thổ lộ: “Tôi sử dụng thông thạo được tiếng Pháp, Nga, Anh. Tiếng Latinh tôi chỉ dùng đọc được sách tương đối dễ như kinh Phúc âm vì đã thuộc nội dung. Tôi cũng đọc được chút ít tiếng Hán, tiếng Đức của những công trình ngôn ngữ học”.

Quá trình học ngoại ngữ của Cao Xuân Hạo cũng khác thường. Thời thơ ấu ông theo bước chân luân lạc của người bố gốc xứ Nghệ tài năng, lận đận là Cao Xuân Huy trên nhiều ngả đường đất nước, ở ba miền Trung - Nam - Bắc. GS Cao Xuân Huy được xem là nhà triết học phương Đông đương đại tiêu biểu nhất Việt Nam, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Thời trẻ, Cao Xuân Huy hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp, bị bắt đày lên Lao Bảo. Ra tù, ông cụ vào Biên Hòa dạy học, đến năm 1940 mới đưa gia đình quay ra Huế.

Khi Cao Xuân Hạo lên 4 tuổi, gia đình đang ở Biên Hòa, cạnh nhà một người thợ Pháp có con gái cùng tuổi. Hằng ngày người lớn đi làm hết, ở nhà hai đứa trẻ hay chơi đùa với nhau. Lúc đầu chỉ nói với nhau bằng cử chỉ, nhưng có lẽ nhờ có khiếu hơn nên dần dần cậu bé họ Cao nói tiếng Pháp được như cô bạn gái. Một lần nọ, người cha Cao Xuân Huy đi dạy học về tình cờ nghe cậu con trai Cao Xuân Hạo và cô bé hàng xóm nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, sợ hai đứa trẻ biết nên vờ bỏ đi, sau đó gọi con trai lên hỏi “Mày biết nói như thế từ bao giờ?”. Từ đó ông cụ bắt đầu dạy cho con trai học.

Cũng thời gian này, mẹ cùng bà ngoại, bà vú của Cao Xuân Hạo hay đọc báo Điện Tín để theo dõi những cuộc tuyệt thực của ông Tạ Thu Thâu. Họ đọc to từng tiếng một. Cậu bé họ Cao đứng đằng sau lẩm nhẩm đọc theo, dần thuộc mặt chữ quốc ngữ lúc nào không biết.

Việc sớm tiếp cận tiếng Pháp đã giúp ích nhiều cho việc tiếp thu các ngoại ngữ khác về sau của Cao Xuân Hạo. Theo kinh nghiệm của bậc thầy: “Tôi vốn rất phục những tay điệp viên như trong phim Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân. Vì sao họ hoạt động như vậy mà không bị phát hiện? Về sau tôi mới được biết những người như thế vốn sinh trưởng ở những vùng song ngữ đã được học một ngoại ngữ cùng một lúc với tiếng mẹ đẻ. Có thể nói là họ có hai thứ tiếng mẹ đẻ. Theo nhà ngôn ngữ học Vasiliev, từ 4-6 tuổi con người học ngoại ngữ tiếp thu nhanh nhất. Và nếu từ nhỏ được học như thế thì lớn lên có thể học được nhiều ngoại ngữ khác” - ông thổ lộ.

GS Cao Xuân Hạo cũng cho biết ở Cộng hòa Czech, người ta chủ trương tất cả các nhà trẻ và lớp mẫu giáo đều thuê người nước ngoài dạy bằng ngoại ngữ, còn tiếng mẹ đẻ thì đã có gia đình, và lúc nào học cũng được. “Để học giỏi ngoại ngữ còn phải có năng khiếu và lòng yêu thích. Kinh nghiệm cho thấy nên học ngoại ngữ một cách toàn diện, cả về phương diện ngữ âm, phải nhớ bằng mắt, miệng và cả tai nữa, vì như thế sẽ giúp nhớ kỹ hơn. Chẳng hạn, tôi mở Đài Phát thanh Moskva để học thêm tiếng Nga, lúc đầu không hiểu được gì, nhưng càng ngày càng hiểu thêm và quen dần với ngữ điệu. Người Pháp và người Nga không có ai chịu tin rằng tôi chưa từng đi học lâu năm ở Pháp và Nga” - ông cho biết.

Giỏi ngoại ngữ là một chuyện, còn dịch thuật là một chuyện khác. Thời gian đã chứng minh Cao Xuân Hạo là một dịch giả lớn, chuyển ngữ thành công nhiều tác phẩm văn học nước ngoài, chủ yếu là Nga và Pháp, bằng một thứ tiếng Việt sang trọng, dễ hiểu. Khởi đầu sự nghiệp dịch thuật, Cao Xuân Hạo dịch một tác phẩm của nhà thơ Pushkin năm 1959, để rồi mấy mươi năm sau ông đã dịch hơn 20 ngàn trang sách, tiêu biểu như các bộ truyện: Con gái viên đại úy, Chiến tranh và hòa bình, Tội ác và hình phạt, Con đường đau khổ, Papillon, Khải hoàn môn, Đèn không hắt bóng... Ông được Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng về dịch thuật năm 1985.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Cao Xuân Hạo:

Cao Xuân Hạo (1930 - 2007)

  • 9 thg 12, 2022
  • 0

Cao Xuân Hạo (1930-2007) là một nhà ngôn ngữ học người Việt với nhiều đóng góp trong việc định hình phương pháp phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Ngoài ra, ông còn là một dịch giả, giáo sư văn chương uyên bác.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->